Những "tiều phu" giữa Sài Gòn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hơn 12 năm nay, cái nghề “tiều phu” mót củi thật sự đã trở thành một nghề kiếm sống của hàng chục hộ dân nghèo tại ấp 3, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP.HCM.

Mưu sinh tại bãi rác cây xanh

Hàng ngày, hàng chục chiếc xe chở đầy cành cây, gốc cây gãy đổ ở khắp nơi trên địa bàn thành phố nối đuôi nhau tập kết đổ bỏ tại khu đất trống của công ty Công viên cây xanh thành phố, thuộc địa phận ấp 3, xã Đông Thạnh, Hóc Môn.

 

Bà Nguyễn Thị Ra (74 tuổi) ngày ngày vẫn đi mót và tự tay chặt từng nhánh củi.
Bà Nguyễn Thị Ra (74 tuổi) ngày ngày vẫn đi mót và tự tay chặt từng nhánh củi.

Dưới cái nắng như đổ lửa, hàng chục con người đang hì hục kéo từng cành cây trong một đống cành lá hỗn độn, được trút ra từ một chiếc xe tải lớn. Tiếng cưa máy phát ra giòn giã, tiếng “cọc cạch” của người đang chặt củi thật hối hả, chẳng ai nói chuyện với ai, mỗi người một góc, mạnh ai nấy làm.

Cứ thế, công việc của họ diễn ra liên tục, hết xe này rồi đến xe khác, thi thoảng họ mới tạm dừng tay nghỉ ngơi, mắc võng rồi đun nước uống ngay bên dưới cái lán dựng tạm, có người đã gắn bó với bãi rác cây xanh này từ những năm 1986, cũng có người mới vào đây sau hàng chục năm nhặt ve chai, làm công nhân… Nhưng điểm chung là tất cả họ đều đã già.

 

Kho chỉ ở rừng sâu, núi thẳm,… mới có nghề mót củi, thì điều đó thật sự sai lầm.
Kho chỉ ở rừng sâu, núi thẳm,… mới có nghề mót củi, thì điều đó thật sự sai lầm.

Củi tại đây sau khi được róc sạch lá, sẽ được bà con chặt khúc và chất thành đống ngay ngắn hai bên đường, với giá 250.000 đồng cho một xe ba gác củi, nếu có người mua thì trung bình mỗi ngày họ cũng kiếm được khoảng trên 300.000 đồng. Số tiền đó họ không dám xài vì sợ cuối tháng lại không đủ tiền đóng tiền nhà.

Ngồi trong lán, mặt nhễ nhại mồ hôi, bà Võ Thị Châu (50 tuổi, ngụ xã Đông Thạnh, Hóc Môn) cầm chiếc nón lá cũ mèm phe phẩy quạt, nói: “Đâu phải ngày nào cũng bán được, củi càng ngày càng nhiều, chất thành đống riết mục hết mấy chú thấy không, làm thì cực nhưng tiền không có bao nhiêu, có ngày nắng quá xỉu luôn”.

 

Củi sẽ được chặt thành khúc nhỏ, rồi chất thành đống ngay ngắn.
Củi sẽ được chặt thành khúc nhỏ, rồi chất thành đống ngay ngắn.

Có mặt từ rất sớm, bà Lê Thị Hồng (52 tuổi, ngụ ấp 3, xã Đông Thạnh, Hóc Môn) sục sạo trong đống cây, mà xe rác của công ty Công viên cây xanh vừa mới đổ, để tìm những cành to đem ra róc lá. Chỉ làm một mình nên đống củi của bà Hồng hơi "khiêm tốn" so với các hộ dân khác. Bà Hồng tâm sự: “Lúc trước tôi nhặt ve chai gần khu đất này, hàng ngày lục lọi trong đống xà bần để tìm sắt, nhưng nay bãi rác đó đã đóng cửa nên tôi mới vào đây nhặt củi”.

Nhặt củi hay hay nhặt sắt cũng vậy, tất cả đều vất vả như nhau, vì mưu sinh họ phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, những đống củi của họ mỗi ngày chất cao hơn, nhưng người đến mua thì mỗi ngày một ít đi...

"Cuộc sống thì phải ráng thôi, chứ cực thấy mồ”

 

Hàng chục xe rác cây xanh đến đổ tại bãi rác này mỗi ngày.
Hàng chục xe rác cây xanh đến đổ tại bãi rác này mỗi ngày.

Bà Hồ Thị Tho (56 tuổi) làm công việc này đã mười mấy năm nay. Bà có một người con gái, nhưng vì không đủ điều kiện nên chỉ học đến lớp 11 rồi nghỉ. Chồng bà Tho làm phụ hồ, lương ba cọc ba đồng. Bà thì đi mót củi thế này, cũng chẳng được bao nhiêu.

Đưa tay quệt mồ hôi nhễ nhại trên mặt, bà Tho tâm sự: “Sáng tôi tranh thủ làm xong công chuyện nhà, khoảng 8 giờ mấy là ra đây mót củi. Ai cũng phải đi sớm dọn dẹp cho gọn gàng đống củi của mình trước khi các xe rác lại về đổ đống. Đứng bóng thì nghỉ trưa một lát, rồi lại làm đến tận 5 - 6 giờ chiều. Cuộc sống thì phải ráng thôi, chứ cực thấy mồ”.

Bà Tho bám nghề nhặt củi này đã mười mấy năm nay. Đều đặn mỗi ngày, công việc của bà là lôi những nhành có thể lấy củi trong đống rác khổng lồ từ các xe thải cây xanh khắp thành phố đổ về. Sau đó bà róc sạch lá, tỉa gọn gàng và đưa lên xe đẩy chuyển ra điểm tập kết. Buổi chiều bà lại phải chặt củi thành từng khúc 3 tấc để chất thành đống và chờ khách đến mua. Mỗi xe ba gác chở 2 mét vuông củi được khoảng 250 nghìn. Mỗi tháng nhiều lắm bà cũng chỉ gom được 4 xe như thế.

 

Bà Lê Thị Hồng (52 tuổi, ngụ ấp 3, xã Đông Thạnh, Hóc Môn) sục sạo trong đống cây để tìm những cành to.
Bà Lê Thị Hồng (52 tuổi, ngụ ấp 3, xã Đông Thạnh, Hóc Môn) sục sạo trong đống cây để tìm những cành to.

Bà Lê Thị Hồng (52 tuổi) lại nhờ nghề “tiều phu” mà nuôi 2 đứa con cho đến ngày dựng vợ gả chồng. Chồng bà mất sớm, một mình bà bươn chải mưu sinh bằng đủ nghề: “Cây lá có khi đầy sâu, đụng phải là ngứa ngáy khắp người! Ngày nắng thì xuống sức lẹ lắm, có lần tôi mệt quá xỉu luôn. Còn trời mưa thì chỗ này lầy lội khỏi nói, đẩy xe không đi. Mà nắng mưa gì cũng ráng làm. Chén cơm mà”, bà Hồng bộc bạch về khó khăn trong công việc.

Tại bãi tập kết rác cây xanh này, lửa âm ỉ cháy suốt ngày đêm. Người ngoài không quen vào sẽ bị ngộp ngay, trong khi các “tiều phu” nơi đây lại phải hít thở bầu không khí khói bụi mỗi ngày. Còn chuyện xây xát, đứt tay đứt chân xảy ra như cơm bữa.

Làm việc “năng suất” nhất ở nơi đây có lẽ là gia đình bà Võ Thị Châu (50 tuổi), vì “đội ngũ tiều phu” gồm cả vợ chồng lẫn con rể bà. Bà trang bị cả cưa máy để tiện cắt củi to. Thường củi to sẽ có giá khá hơn, được thu mua để chuyển về các lò sấy gỗ, sấy hạt điều. Củi nhỏ sẽ bán cho các hàng quán cần hầm xương hoặc nấu bánh chưng, bánh tét…

 

Bà Hồ Thị Tho (56 tuổi) làm nghề này đã mười mấy năm nay.
Bà Hồ Thị Tho (56 tuổi) làm nghề này đã mười mấy năm nay.

Giải thích về nghề dân dã giữa Sài thành nhộn nhịp, bà Châu chỉ nói đơn giản: “Lúc đầu thấy người ta đổ bỏ cây xanh ở đây nên vào nhặt củi về chụm. Sau thấy nhiều quá nên gom lại bán đi, lâu dần thì thành cái nghề vậy thôi”.

Còn bà Nguyễn Thị Ra  vẫn ngày ngày đi mót và tự tay chặt từng nhánh củi dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm. Đang thoăn thoắt cây rựa trên tay, bà ngẩng đầu móm mém đùa khi thấy chúng tôi: “Có muốn làm nghề này không? Nắng mưa riết khỏe người lắm. Như tôi này, hoài không chết thấy không?”. Gia đình kêu bà nghỉ đi, nhưng bà bảo làm riết quen. Hôm nào bỏ là tay chân bà cứ bứt rứt không chịu được, vả lại còn có đồng ra đồng vô phụ con cháu.

Cứ vậy, những đống rác cây xanh cứ được tận thu hằng ngày nơi đây. Cái nghề tưởng chừng chỉ có ở núi rừng lại tồn tại giữa lòng đô thị sôi động bậc nhất đất nước, với những mảnh đời nghèo khó lầm lũi gom nhặt từng que củi mưu sinh. Những thứ vốn đã bỏ đi lại trở thành nguồn sống của họ và cả gia đình.

Phan Định - Hoài Nhân/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối:Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối: Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

(GLO)- Trong cuộc nói chuyện về văn hóa Champa với Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh Gia Lai), người tham gia cùng với các nhà khảo cổ khai quật di chỉ tháp Chăm An Phú, anh đã đưa ra ý tưởng nên thành lập nhà trưng bày văn hóa Champa vùng Tây Nguyên ở vị trí An Phú, TP. Pleiku hiện nay.

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.