Những tập tục phổ biến vào dịp Giáng sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Tặng thiệp, treo tất bên lò sưởi, trang trí cây thông Noel... là những tập tục phổ biến khắp nơi trên thế giới trong mùa Giáng sinh.
 

 

Thiệp Giáng sinh: Tấm thiệp đầu tiên do Henry Cole và John Horsley tạo ra năm 1843 để khuyến khích mọi người sử dụng dịch vụ bưu điện. Mỗi tấm thiệp giá 1 shilling (tương đương 5,75 bảng Anh ngày nay), còn tem giá 1 xu (tương đương 40 xu ngày nay). Công nghệ in ấn phát triển khiến giá giảm, thiệp trở nên phổ biến vào những năm 1860. Đến năm 1900, phong tục gửi thiệp Giáng sinh lan rộng khắp châu Âu.
 

 

Cây Giáng sinh: Cây đầu tiên xuất hiện ở Anh sau những năm 1830, khi Hoàng tử Albert dựng một cây Giáng sinh ở lâu đài Windsor (Anh) năm 1841.
 

 

Bánh mince pie: Những chiếc bánh mince pie đầu tiên được làm từ thịt, trái cây và gia vị, lấy cảm hứng từ ẩm thực Trung Đông do quân thập tự mang về. Bánh thường có 13 thành phần, đại diện cho Chúa và các tông đồ, với hình bầu dục giống máng cỏ. Đến thời Victoria, thịt biến mất khỏi thành phần bánh, nhưng mỡ bò vẫn được dùng.
 

 

Treo tất: Phong tục này bắt nguồn từ truyền thuyết về Thánh Nicholas. Một lần, Thánh gửi một túi vàng xuống ống khói nhà một ông lão nghèo không có của hồi môn cho các cô con gái chưa chồng. Túi vàng rơi xuống những chếc tất đang được phơi. Người Hà Lan sau đó gọi Thánh Nicholas là Sinterklaas, và tiếng Anh đọc dần thành Santa Claus.
 

 

Pháo Giáng sinh: Tom Smith, một nhà làm bánh kẹo ở London (Anh), phát minh ra pháo Giáng sinh vào cuối những năm 1840, lấy cảm hứng từ kẹo bọc giấy của Pháp.
 

 

Gà tây: Bắt nguồn từ Mexico, gà tây được William Strickland mang đến Anh lần đầu tiên năm 1526. Vua Henry VIII thích món gà tây và mặc dù gia cầm là đồ ăn của giới thượng lưu cuối thế kỷ 19, nhà vua đã đưa món này trở thành món phổ biến của tầng lớp trung lưu nhân dịp Giáng sinh. Mặc dù vậy, một con gà tây khi đó có giá bằng cả một tuần lương.
 

 

Bánh pudding: Món bánh bắt nguồn từ thời trung cổ, là món cháo được làm từ lúa mì. Vào giữa thế kỷ 17, bánh dày hơn và được dùng làm món tráng miệng gồm trứng, trái cây khô và rượu.
 

 

Cây tầm gửi: Treo cây tầm gửi ở nhà là truyền thống cổ xưa của người Cơ đốc giáo, giúp mang lại may mắn cho gia chủ và xua đuổi tà ma. Bắt đầu từ Anh, người công giáo còn có tập tục hôn nhau dưới nhánh cây tầm gửi do loài cây này còn được đồng nhất với hình tượng nữ thần Tình yêu.
 

 

Bài hát Giáng sinh: Các ca khúc Giáng sinh được viết qua nhiều thế kỷ, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là từ thời Nữ hoàng Victoria (Anh). Bài Jingle bell do nhạc sĩ J.Pierpont sáng tác nhưng lại đặt vào chùm bài hát trong danh sách những bản nhạc dân ca nổi tiếng của Mỹ với tên gọi American song bag. Bài Silent Night, Holy Night có xuất xứ từ Đức với tựa đề Stille Natch, Heiligo Natch do linh mục Joseph Mohr sáng tác khi cuộc chiến Đức - Áo - Phổ kết thúc.

Theo zing

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.