Những sai lầm nên tránh khi sạc pin điện thoại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đợi đến khi pin cạn sạch và điện thoại thông minh tự tắt rồi mới sạc là sai lầm phổ biến nhất cần phải tránh.

 

Đợi đến khi pin cạn sạch và điện thoại thông minh tự tắt rồi mới sạc là sai lầm phổ biến nhất cần phải tránh
Đợi đến khi pin cạn sạch và điện thoại thông minh tự tắt rồi mới sạc là sai lầm phổ biến nhất cần phải tránh


Sạc điện thoại thông minh, là một hoạt động lặp đi lặp lại một hay một vài lần trong ngày nhưng nó vô cùng quan trọng đối với tuổi thọ pin của thiết bị. Có những điều bạn đã vô tình làm hại máy trong khi sạc.

1. Đợi đến khi pin cạn kiệt hoàn toàn mới sạc

Đợi đến khi pin cạn sạch và điện thoại thông minh tự tắt rồi mới sạc là sai lầm đầu tiên. Bởi vì theo một nghiên cứu, hành động này làm giảm tuổi thọ pin. Pin sẽ chỉ còn khoảng 300-500 chu kỳ thay vì từ 1000-2500 chu kỳ sạc khi bạn thường xuyên để điện thoại tắt ngấm trước khi sạc. Vì vậy, đừng  chờ đến khi màn hình chỉ còn 1% pin mới cắm sạc cho điện thoại thông minh của bạn.

2. Sạc điện thoại khi pin báo còn 50%

Thông thường, lo sợ pin điện thoại không còn đủ để điện thoại hoạt động trong ngày, một số người dùng trong chúng ta cắm sạc thiết bị khi pin báo còn 50%. Một hành động dễ hiểu nhưng nên tránh. Thật vậy, bạn có thể thấy, một chiếc điện thoại thông minh mới mua (đập hộp) khi bật lần đầu tiên sẽ hiển thị mức pin khoảng 40%. Bởi vì ở mức này pin hoạt động tốt nhất. Ngoài 40-50%, các tế bào cấu tạo nên pin dễ bị "xuống cấp" hơn. Vì vậy, thay vì sạc khi pin báo ở mức từ 50% đến 80%, tốt hơn bạn nên chờ đến khi pin chỉ còn từ 20% đến 30% hãy sạc.

3. Dùng bất kỳ bộ sạc nào để sạc điện thoại

Bạn thường đọc thông tin rằng nên sử dụng bộ sạc cung cấp đi kèm với điện thoại thông minh của bạn để sạc. Điều này là sai. Điều này được khuyến khích nhưng không bắt buộc. Sử dụng một bộ sạc được một nhà sản xuất thứ ba cung cấp sẽ không có tác động nào đến pin điện thoại của bạn. Nhưng ở một số điều kiện nhất định, sử dụng bất cứ bộ sạc nào để sạc cho thiết bị không được khuyến cáo.

Vì vậy, với điện thoại thông minh của bạn, bộ sạc đi kèm hiển thị một cường độ dòng điện nhất định. Nếu bạn ưa dùng bộ sạc này, bạn vẫn có thể sạc cho một thiết bị khác nhưng cùng cường độ dòng điện với thiết bị mà bạn đang dùng. Nếu không, bạn có thể làm hỏng pin của mô hình thứ 2 và thời gian sạc lâu hơn, tuổi thọ pin sẽ ngắn hơn hoặc thiết bị sẽ bị quá nóng gây nguy hiểm.

4. Sạc qua máy tính

Nếu sử dụng bộ sạc của bên thứ ba vẫn có thể chấp nhận được thì có một cách sạc hoàn toàn bị cấm: sạc từ máy tính. Như chúng tôi đã giải thích ở trên, cường độ dòng điện ảnh hưởng vô cùng quan trọng trong việc sạc điện thoại thông minh. Cổng USB của máy tính chỉ có thể hỗ trợ sạc 0,5 A. Trung bình, một bộ sạc đảm bảo 1A khi sạc. Nếu các cổng USB 3.0 mới cho phép 0,9 A thì việc sạc qua cổng này vẫn không được khuyến cáo.

Vì, theo một nghiên cứu, thường xuyên sạc điện thoại thông minh của họ qua máy tính sẽ làm giảm 65% công suất pin ban đầu trong khi pin phải chịu nhiệt độ sạc lên đến 40°C. Hay sử dụng cổng USB, nhiệt độ điện thoại sẽ tăng lên đáng kể. Bộ sạc cắm vào ổ điện không bị như vậy.

5. Dùng điện thoại trong khi sạc

Như chúng ta đã biết, nhiệt độ quá nóng làm hại đến pin và các thành phần khác của điện thoại thông minh. Tốt nhất là nên tránh sử dụng điện thoại thông minh của bạn trong khi sạc. Theo logic, nếu làm như vậy, các thành phần khác nhau của điện thoại sẽ  phải chịu lực (dù ít hay nhiều) trong khi thiết bị đang lấy lại năng lượng của mình. Điều tốt nhất là để thiết bị của bạn nghỉ ngơi hoàn toàn.

Quan trọng hơn, hãy giữ điện thoại cách xa nguồn nhiệt và cũng tránh cho nó bị lạnh. Không sạc thiết bị ở nơi mặt trời dọi thẳng vào. Tóm lại, tránh để điện thoại trong nhiệt độ khắc nghiệt (quá nóng hoặc quá lạnh).

6. Sạc đầy điện thoại

Cũng giống như trường hợp pin cạn sạch, sạc đầy điện thoại cũng không được khuyến cáo. Vì nói chung, pin ở mức 80% là điều kiện lý tưởng cho điện thoại và các tế bào cấu tạo nên pin. Bạn có thể sạc điện thoại suốt đêm, khi pin đạt 100%, nó sẽ không nạp thêm năng lượng nữa. Các loại pin hiện nay có đủ "thông minh" để không bị quá nóng.

7. Dùng sạc nhanh

Các nhà sản xuất đã không tìm ra phương thức để điện thoại thông minh "sống" lâu hơn nên họ đã đưa ra cách nạp nhanh hơn năng lượng cho pin của thiết bị. Trên lý thuyết, điều này có điểm tốt: người dùng sẽ có hơn nửa năng lượng cần thiết cho pin hoạt động chỉ trong vòng một vài phút.

Tuy nhiên, sạc nhanh dường như kích thích các tế bào cấu tạo nên pin, điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến tuổi thọ pin.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.