Những người thầm lặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Họ làm việc một cách âm thầm, chỉ mong những cống hiến nhỏ nhoi của mình góp sức vào cuộc chiến chống dịch.

 

Bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ. Ảnh: GIA ĐÌNH CUNG CẤP
Bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ. Ảnh gia đình cung cấp


Một ngày đầu thu tháng 9, khi biết được thông tin Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định truy tặng bằng khen cho 18 cá nhân có thành tích và đóng góp trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM, tôi tìm đến P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân.

Nghe tôi nhắc đến tên bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ (nguyên Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ KP.8, P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân), các cán bộ tại phường đều nghẹn ngào. Bà Phạm Thị Hoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường, kể với tôi: Từ đầu đợt dịch thứ 4, bà Lệ phụ trách công việc chăm lo đời sống cho những người dân khó khăn do đại dịch Covid-19; điều phối lấy mẫu; trực chốt kiểm soát dịch... Đến tháng giữa tháng 7, khi chuẩn bị tiêm vắc xin Covid-19, bà bắt đầu có triệu chứng sốt, mệt mỏi và được phát hiện dương tính Covid-19. Bà Lệ mất ngày 3.8, sau đó mẹ ruột và con trai của bà cũng mất vì nhiễm Covid-19.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ cũng giống như các chị em ở Hội LHPN phường, tất bật với công việc không tên ở khu phố mình phụ trách. Bà Lệ chấp nhận mất đi nguồn thu nhập, đóng cửa hàng thuốc tây để cùng tham gia chống dịch. Bà qua đời, vẫn còn đó những dự định dở dang: lời hứa với những đồng đội khỏi bệnh lại đi chống dịch, lấy được bằng đại học ngành dược rồi cưới vợ cho con trai.

Hơn 4 tháng qua, ngoài những hy sinh, cống hiến của lực lượng y bác sĩ ở tuyến đầu, cán bộ cấp cơ sở, những người được xem là gần dân nhất đều tham gia vào cuộc chiến chống Covid-19 khốc liệt này. Họ làm việc một cách âm thầm, chỉ mong những cống hiến nhỏ nhoi của mình góp sức vào cuộc chiến chống dịch. Và chắc chắn họ không bao giờ nghĩ tham gia chống dịch để được là người hùng.

Theo Song Mai (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...