Những người quên Tết giữ báu vật của rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Họ đã quên đi những ngày Tết để bảo vệ sự bình yên cho từng cánh rừng. Họ là cán bộ, nhân viên kiểm lâm, những người được giao quản lý, bảo vệ Vườn Quốc gia Chư Yang Sin vẫn ngày đêm lặng lẽ tuần tra, canh gác không quên nhiệm vụ.
 
Đổ máu vì từng con thú
Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin (thuộc hai huyện Lắk và Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk), có những dãy núi hùng vĩ nhất Tây Nguyên với các đỉnh liền kề có độ cao lần lượt là 1.100m, 1.700m, 2.405m, và 2442m. Vườn là một trong những cánh rừng nguyên sinh cổ xưa còn lại ở Việt Nam, được xem là mẫu chuẩn cho hệ sinh thái Tây Nguyên, với hệ động thực vật phong phú đa dạng, trong đó có nhiều loài quý hiếm có giá trị đặc biệt trong công tác bảo tồn nghiên cứu. Có lẽ cũng vì thế mà khiến nơi đây trở thành “điểm nóng” của lâm tặc và những kẻ săn bắn thú rừng trái pháp luật.
VQG Chư Yang Sin bốn bề núi cao bao bọc, cuối năm nơi đây tiết trời càng thêm giá lạnh, nhưng cái rét của sự biến đổi khí hậu không làm giảm đi sự quyết tâm trong công tác giữ rừng của lực lượng kiểm lâm. Để bảo vệ cho từng gốc cây, con thú nhiều khi họ phải đánh đổi bằng máu và tính mạng.
Trưa 12/9/2018, Tổ tuần tra của VQG Chư Yang Sin phát hiện 4 người đàn ông mang theo 4 khẩu súng tự chế (dạng súng kíp) cùng 3 con chó săn đang tìm thú rừng để săn bắn trong lâm phần VQG. Khi bị tổ tuần tra yêu cầu bỏ vũ khí xuống thì cả nhóm đã bỏ chạy, vứt lại 1 khẩu súng và 1 túi vải.
Sau đó, trên đường rút ra ngoài rừng, Tổ tuần tra gặp lại nhóm người trên cầm 3 khẩu súng tự chế. Khi giáp mặt, nhóm người này cầm súng bắn thẳng vào Tổ tuần tra khiến anh Ngô Đức Liên (Tổ trưởng) bị thương nặng ở đùi phải, lưng và hai cánh tay. Anh Liên được đưa đi cấp cứu kịp thời và may mắn bảo toàn được mạng sống.
Được biết, tình trạng săn bắt thú rừng ở VQG nóng nhất trong những năm 2015 và 2016. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2016, qua công tác tuần tra truy quét lâm tặc, kết hợp với việc tìm kiếm và tháo gỡ bẫy trong khu vực rừng của đơn vị quản lý đã thu giữ được 1.155 dây bẫy, 17 khẩu súng săn.
Điển hình ngày 10/12/2015, tại Tiểu khu 1243 thuộc lâm phần của Vườn đã bắt giữ 3 đối tượng cùng trú tại tỉnh Lâm Đồng vào rừng trái phép. Tiến hành kiểm tra, các kiểm lâm phát hiện trong hành lý của các đối tượng có 1 khẩu súng quân dụng, 15 viên đạn, 10 bẫy sập, 105 sợi dây bẫy.
Có thể thấy, VQG Chư Yang Sin có đặc thù địa hình nối tiếp nhau bởi những dãy núi cao khiến việc đi lại rất khó khăn. Trong khi đó, các đối tượng săn bắn động vật hoang dã ngày càng manh động, liều lĩnh khiến công tác bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm nơi đây ngày càng thêm gian nan.
Quên đi ngày Tết để canh rừng
Với cán bộ kiểm lâm và những người làm nhiệm vụ giữ rừng, những ngày giáp Tết chính là thời gian cao điểm của công tác đấu tranh, ngăn chặn phá rừng và trực phòng chống cháy rừng. Bởi đây là lúc Tây Nguyên đang trong giữa mùa khô, cộng với việc các đối tượng xấu thường lợi dụng những ngày Tết để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Ông Lộc Xuân Nghĩa, Giám đốc VQG Chư Yang Sin chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, đa phần anh em sẽ ăn Tết tại rừng. Đơn vị chỉ giải quyết chế độ nghỉ Tết cho 30% quân số, còn lại phải túc trực để bảo vệ rừng. Tính ra cứ khoảng 3 năm thì một cán bộ kiểm lâm mới được nghỉ một cái Tết trọn vẹn. Tết, ai cũng muốn về nhà, nhưng với những người giữ rừng thì ngày thường cũng khó chứ đừng nói là Tết. Trong đó, các kiểm lâm trực ở Trạm Kiểm lâm số 10 nằm giữa rừng không có sóng điện thoại, muốn điện về hỏi thăm người thân dịp này cũng là điều hết sức khó khăn”.
Với ông Nguyễn Minh Đức, cán bộ kiểm lâm VQG Chư Yang Sin, gần 20 năm nay, tính đi, tính lại cũng chỉ mới dăm cái Tết được sum họp cùng gia đình. Ông Đức chia sẻ: “Có lúc giữa đêm, phát hiện sự cố hoặc tín hiệu của đồng đội cũng bật dậy lao đi. Còn nhớ, có lần vào đúng Tết, một ngày chúng tôi phải chữa cháy tới 5 lần ngay khu vực bìa rừng. Anh em vừa đi kiểm tra, dập lửa về đến cơ quan, chưa kịp vào nhà thì nghe thông tin có cháy lại quay xe, tức tốc lên đường”.
Mỗi đợt đi tuần, lực lượng kiểm lâm thường có 7-8 người, gùi theo quần áo, vật dụng cá nhân và thức ăn trong vòng một tuần, mỗi ngày đi bộ khoảng 20 km, họ luồn sâu vào rừng để tuần tra, canh giữ. Mùa nắng thì việc đi tuần đã khó vì chặng đường hiểm trở, đến mùa mưa đường lại trơn trợt nên rất cực. Cái khó khăn nhất là mỗi lần đi sâu vào trong rừng, không có sóng điện thoại, bộ đàm nên không thể liên lạc với bên ngoài. Nếu như gặp chuyện gì bất trắc, họ không thể ngay lập tức gọi điện để báo về trung tâm để xin ý kiến chỉ đạo, mà quãng đường đi ra để báo tin phải đi bộ mất 2 ngày.
Ngày Tết, anh em phải chia ca nhau ra để tuần tra, kiểm soát. Cũng có đôi lúc anh em kiểm lâm mình không khỏi thấy chạnh lòng, nhớ nhà da diết, nhất là thời khắc giao thừa. Nhưng nhiều lần như vậy cũng thành quen, mọi tâm sự được nhường chỗ cho công việc.
Chấp nhận cảnh sống xa gia đình, người thân, len lỏi giữa đại ngàn với những giấc ngủ chập chờn để kiểm tra, ngăn chặn hoạt động của bọn lâm tặc. Dù khó khăn, gian khổ là vậy, nhưng các cán bộ, nhân viên nơi đây chưa bao giờ muốn bỏ rừng. Họ luôn quyết tâm, nỗ lực để giữ màu xanh cho những cánh rừng Chư Yang Sin.
Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin được thành lập theo Nghị định 194/CT, ngày 9/8/1986, của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) với diện tích là 59.278 ha, bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 19.401 ha, và phân khu phục hồi sinh thái 39.877 ha. Đến năm 2002, Chư Yang Sin được nâng cấp lên thành Vườn quốc gia theo theo Quyết định số 92/2002/QĐ-TTg ngày 12/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ, với tổng diện tích tự nhiên là 59.278ha.
Tự Lập (PL+)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện thường ngày của người lính tình nguyện ở Đức Cơ

Chuyện thường ngày của người lính tình nguyện Võ Văn Sung

(GLO)- Vừa đi phiên dịch cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh về lại gặp đoàn cựu chiến binh có nguyện vọng đi thăm chiến trường xưa, không cách nào từ chối, anh Võ Văn Sung-Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị tỉnh Gia Lai lại khăn gói lên đường vừa làm hướng dẫn viên vừa kiêm phiên dịch cho các đồng đội cũ.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.