Chà giặt vết ố quá kỹ
Điều này có thể làm cho vết bẩn càng tồi tệ hơn, loang ra, không sạch hoàn toàn. Thay vào đó bạn nên nhẹ tay hơn và áp dụng đúng phương pháp.
Ngay khi phát hiện ra vết bẩn, giặt càng sớm càng tốt. Luôn luôn dùng một miếng vải trắng để dễ làm sạch, thoa nhẹ chứ không chà mạnh, giặt từ ngoài vào trong.
Dùng quá nhiều xà phòng
Nhiều xà phòng có thể làm sạch vết bẩn nhưng không làm sạch được các nơi tích tụ nhiều vi khuẩn như dưới cổ áo, cổ tay.
Biện pháp khắc phục đó là chỉ sử dụng một nửa lượng xà phòng bạn hay dùng, sau đó tăng dần lượng cần thiết nếu như quần áo vẫn chưa sạch như ý muốn.
Nếu nước nhà bạn là loại nước cứng có nhiều vôi, bạn phải cần một lượng xà phòng lớn hơn. Chú ý phần hướng dẫn sử dụng với nước cứng trên mỗi bao bì xà phòng.
Các bước giặt không đúng
Khi dùng chất tẩy rửa dạng lỏng, bạn thường áp dụng chu trình là xả đầy chậu nước rồi mới cho xà phòng và quần áo vào sau. Thực tế làm như cách đó là chưa đúng.
Thứ tự đúng đó là bỏ quần áo, sau đó là nước, cuối cùng mới là xà phòng. Cách giặt cũ có thể giảm lượng dư thừa xà phòng trên quần áo và máy giặt nhưng biện pháp giặt mới không gây hại cho quần áo.
Khi dùng thêm thuốc tẩy trắng, nên bỏ quần áo trước khi xả nước vì quần áo nhẹ, dễ nổi.
Giặt đồ có ghi nhãn "giặt khô"
Đa phần những bộ đồ có gắn mác “giặt khô” đều có thể giặt bằng tay. Trước khi giặt, bạn nên kiểm tra xem quần áo có bị phai màu hay không: làm ẩm với chất tẩy rửa nhẹ và thoa lên các mối may.
Nếu không có, nhúng quần áo vào chậu nước xà phòng một hai lần rồi giũ sạch. Ngay sau đó cuốn vào khăn bông để giữ ẩm. Tuy nhiên, nên áp dụng với loại quần áo được làm từ chất liệu như da, da lộn, len, lụa hay những bộ đồ có cấu tạo phức tạp.
Không kéo khóa những đồ bộ có khóa kim loại
Những chiếc khóa răng cưa kim loại sẽ làm hỏng bộ đồ bằng len, lụa của bạn nếu như bạn không khóa chúng trước khi cho vào máy giặt.
Không để chế độ riêng khi giặt áo sơ mi
Các máy giặt hiện đại ngày nay thường phân chia chế độ giặt với tùy loại chất liệu quần áo. Vậy nên để áo sơ mi được bền hơn, trước khi để quần áo vào máy, bạn chú ý cài chế độ phù hợp.
Quá nhiều thuốc tẩy
Suy nghĩ hai lần trước khi quyết định có dùng thuốc tẩy hay không với những vết bẩn chứa protein như máu, mồ hôi.
Có một cách khác để tẩy rửa không dùng đến hóa chất đó là đun sôi nồi quần áo, tất, váy bẩn cùng với vài lát chanh tươi.
Không phân loại chế độ máy giặt
Nếu bạn không chọn chế độ rung lắc khi máy hoạt động sẽ phát ra tiếng ồn lớn, đồng thời làm hư hại sàn nhà bạn và máy cũng sẽ mau hỏng.
Để máy làm khô hoạt động cách quãng
Với số lượng quần áo quá nhiều, nhiều nhà phải chia quần áo để sấy khô thành vài lần. Mỗi lần sấy khô họ thường để cách nhau một tiếng. Tuy nhiên, sẽ tiết kiệm và giữ máy bền lâu nhất nên để chế độ sấy khô hoạt động liên tục. Làm như vậy sẽ tận dụng được nhiệt của lần giặt trước, năng lượng điện sẽ được giảm.
Dồn quần áo quá nhiều vào một lần giặt
Để quần áo không bị nhăn và giặt sạch hơn thì không nên dồn nén quần áo và máy quá nhiều. Làm như vậy có thể nâng cao tuổi thọ của máy vì các vòng bi sẽ không bị dồn ép, giảm sóc.
Để tất lung tung
Nên để các loại tất vào máy đầu tiên để tránh việc bị thất lạc hay khó tìm sau khi giặt xong.
Không lau chùi máy giặt
Cho dù bạn để trống bộ lọc sau mỗi lần sử dụng nhưng các xơ vải vẫn còn và nó có thể làm tắc nghẽn hệ thống, gây nguy hại cho máy. Mỗi năm, bạn nên tách các vòi phía sau máy giặt, dùng bàn chải dài có thêm chất tẩy rửa để quét và đẩy xơ vải thừa mắc ở đó.
Mai Thương (theo Infornet)