Những loại rau củ không nên ăn thường xuyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để có sức khỏe tốt thì chế độ ăn hằng ngày không thể thiếu rau củ. Rau củ ít calo, nhiều chất xơ, có tác dụng kiểm soát đường huyết và cân nặng. Dù rau củ tốt cho sức khỏe nhưng có một số loại không nên ăn thường xuyên.

Rau củ giàu vitamin, khoáng chất và nhiều dưỡng chất có lợi khác. Chúng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có tim mạch, ung thư, tiểu đường, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Cà tím chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn nhiều vì có thể gây hại. Ảnh PEXELS
Cà tím chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn nhiều vì có thể gây hại. Ảnh PEXELS

Một số loại rau củ khi ăn với mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn ở mức độ nhiều và thường xuyên thì có thể dẫn đến một số nguy cơ, chẳng hạn như làm trầm trọng thêm tình trạng viêm trong cơ thể, làm tăng đường huyết hoặc dễ gây sỏi thận.

Trên thực tế, ăn quá nhiều các loại rau có hàm lượng oxalate cao có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Oxalate là hợp chất tự nhiên có nhiều trong rau bina, khoai tây và củ dền. Dù oxalate không phải là chất gây hại nhưng nếu nạp với hàm lượng cao có thể làm tăng nguy cơ cho thận.

Phần lớn sỏi thận là sỏi canxi oxalate. Chúng hình thành khi hàm lượng oxalate trong cơ thể quá cao. Lượng oxalate này khi vào thận sẽ liên kết với canxi và lắng đọng thành sỏi.

Ngoài ra, oxalate cũng có thể tích tụ trong hệ tiêu hóa ở những người đang dùng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn cả vi khuẩn có lợi ăn oxalate. Sự tích tụ oxalate có thể làm cản trở khả năng hấp thụ một số loại khoáng chất quan trọng của cơ thể.

Để giảm lượng oxalate trong rau bina và các loại thực phẩm khác thì hãy nấu chín chúng. Nhiệt độ cao sẽ giúp giảm oxalate trong rau củ. Bên cạnh đó, để ngăn sỏi thận canxi oxalate, các chuyên gia khuyến cáo khi ăn các món có nhiều oxalat thì hãy ăn chung với món giàu canxi. Trong đường tiêu hóa, canxi sẽ liên kết với oxalate và được đào thải ra ngoài.

Ngoài rau củ chứa nhiều oxalate thì một số người cũng cần hạn chế ăn quá nhiều khoai tây, ớt chuông, cà chua, cá tím, cà pháo và các loại thực vật họ cà khác. Đối với hầu hết mọi người, các loại thực vật kể trên là nguồn cung cấp chất lượng vitamin và chất chống oxy hóa. Nhưng với những người mắc bệnh tự miễn, chẳng hạn bệnh viêm ruột, thì ăn quá nhiều các loại thực vật họ cà có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.

Hơn nữa, thực vật họ cà còn chứa một lượng nhỏ độc tố solanine. Ăn với lượng vừa phải sẽ không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn số lượng lớn thì solanine có thể làm rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt và một số triệu chứng khác, theo Healthline.

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Chuyện Người Gia Lai số 39:

Short video Chuyện Người Gia Lai số 39: Người trẻ và hành trình định nghĩa lại giá trị cà phê

(GLO)-Nguyễn Thị Thanh Tâm đã chọn con đường ít người đi: biến cà phê Gia Lai thành "đặc sản" mang thương hiệu quê hương. Không chỉ là khởi nghiệp, đó còn là hành trình chinh phục thị trường bằng chất lượng sản phẩm. Cùng lắng nghe Chuyện Người Gia Lai số 39 để cảm nhận trọn vẹn niềm đam mê ấy.

Short video Chuyện Người Gia Lai số 38: Hồi ức một thời hoa lửa ở Pleiku

Short video Chuyện Người Gia Lai số 38: Hồi ức một thời hoa lửa ở Pleiku

(GLO)- Podcast Chuyện Người Gia Lai số 38 mời bạn đồng hành cùng cựu chiến binh Triệu La Phương-người từng trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ. Qua lời kể mộc mạc, sâu sắc; ông đưa chúng ta trở lại một thời hào hùng của dân tộc, nơi hòa bình được đánh đổi bằng cả tuổi xuân và máu xương.