Những hạt giống đỏ trên đỉnh mù sương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không ngừng cố gắng, trau dồi kiến thức, vững vàng tư tưởng, đảng viên Mong Văn Tình luôn gương mẫu trong công việc và cuộc sống. Anh là người con ưu tú của dân tộc Khơ Mú, đại biểu của nhân dân miền biên viễn Quế Phong, Nghệ An.
Mong Văn Tình (thứ hai từ trái sang) được kết nạp Đảng vào năm 2014.

Mong Văn Tình (thứ hai từ trái sang) được kết nạp Đảng vào năm 2014.

Đoàn giúp tôi trưởng thành

Về miền sơn cước Quế Phong (Nghệ An), nhắc đến cái tên Mong Văn Tình (Phó phòng Tư pháp huyện Quế Phong) không ai không biết đến anh. Bởi nơi biên ải này, Tình là niềm tự hào của người Khơ Mú, người đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng trẻ tuổi nhất của tỉnh Nghệ An, một gương sáng cho thế hệ trẻ từ miền xuôi đến miền ngược xứ Nghệ noi theo.

Sinh ra trong một gia đình nghèo có 4 anh em ở xã Nậm Nhoóng, cuộc sống người dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nơi sườn dốc nương rẫy. “Học hết tiểu học, nhiều bạn đồng trang lứa trong bản bỏ học vì nghèo khó nhưng tôi may mắn hơn khi có bố, mẹ ủng hộ nên tiếp tục xuống học tại trường THCS DTNT Châu Thôn. Những năm đó, bản chưa có đường, chưa có điện, tôi phải mất 4 giờ đồng hồ đi bộ mới đến trường. Cứ thế, mỗi ngày tôi mang đùm cơm nắm, củ khoai luộc vượt núi rừng đi tìm con chữ. Nhiều lúc trời mưa trơn trượt, tôi bị ngã nhào xuống vách núi, quần áo rách, sách vở bẩn nhưng tôi vẫn quyết tâm đến trường. Phụ huynh thương con, thầy giáo thương trò cùng góp tay dựng nhà tranh, tre, nứa lá cho học sinh ở lại gần trường”, Mong Văn Tình chia sẻ. Tốt nghiệp cấp 2, Mong Văn Tình cùng bố vượt 200km từ huyện biên giới Quế Phong xuống thành phố Vinh theo học. Nhập học vào THPT DTNT tỉnh Nghệ An, không phụ lòng của gia đình, thầy giáo và người dân trong bản, 3 năm liền, Tình luôn là học sinh ngoan, giỏi. Hết thời áo trắng học trò, Tình đăng ký dự thi và đỗ chuyên ngành Chính trị học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Mong Văn Tình “hạt giống đỏ” của dân tộc Khơ Mú, huyện Quế Phong (Nghệ An)

Mong Văn Tình “hạt giống đỏ” của dân tộc Khơ Mú, huyện Quế Phong (Nghệ An)

Tốt nghiệp được gần 1 năm, Mong Văn Tình trở về quê và tham gia tích cực các hoạt động ở bản, xã, chăm chỉ làm việc phụ giúp gia đình. “Năm 2012, khi đang làm công nhân kéo điện lưới về bản tôi được Huyện ủy Quế Phong bố trí công tác tại cơ quan Huyện đoàn theo chế độ hợp đồng thử việc. Đây là bó hoa tươi thắm nhất của cuộc đời tôi. Tôi biết ơn Đảng, Đoàn đã soi đường, chỉ lối, thay đổi cuộc đời. Trong quá trình công tác, với sự cố gắng, chịu khó học hỏi cùng với sự giúp đỡ của các anh, chị đồng nghiệp, bản thân dần làm tốt công việc và được vào biên chế tại cơ quan Huyện Đoàn. Trong những năm từ 2012- 2016 là khoảng thời gian Huyện đoàn triển khai rất nhiều hoạt động Đoàn sôi nổi, tích cực, để lại những dấu ấn và tôi cũng được các cấp tặng nhiều bằng khen, giấy khen…”, Mong Văn Tình tự hào.

Trong quá trình công tác tại Huyện Đoàn Quế Phong, Mong Văn Tình đã tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các cuộc thi do huyện, tỉnh phát động. Nhìn huy hiệu Đoàn được treo trang trọng trong phòng làm việc, Mong Văn Tình nói: “Đoàn đã mang đến cho tôi nhiều giá trị. Đó là kỹ năng sống, thành một con người đa năng hơn, có lúc làm một tuyên truyền viên, có lúc làm người công nhân đắp đập, trộn bê tông; có lúc là một “nhà báo”…; là sự hòa quyện vào cộng đồng, là bản lĩnh, tự tin, sáng tạo, là sự “lớn lên” về tư tưởng qua từng ngày. Hun đúc, trau dồi, thôi thúc mình cống hiến, làm nhiều điều có ý nghĩa, tốt đẹp cho cộng đồng, đặc biệt là những nơi người dân còn nhiều khó khăn, vất vả. Có thể nói, hoạt động Đoàn là một môi trường rất tốt để tôi rèn luyện, cống hiến và trưởng thành”.

Mong Văn Tình nhớ lại: “Đó là giây phút thiêng liêng mà tôi không bao giờ quên. Đang trong giờ nghỉ giải lao tôi được thông báo là thay đồ sạch sẽ, nghiêm trang để thực hiện lễ kết nạp Đảng. Cảm xúc dâng trào, tôi muốn gọi ngay về cho bố, mẹ để thông báo tin vui nhưng vùng này làm gì có sóng điện thoại, tôi giấu nhẹm trong lòng, tự hứa sẽ cố gắng cầu tiến, cống hiến cho Đảng, cho Nhân dân”.

Người đại biểu của dân

Năm 2014, khi Huyện Đoàn Quế Phong đang tổ chức ra quân thực hiện công trình thanh niên tình nguyện làm đường lên bản Nậm Tột (xã Tri Lễ - xã khó khăn nhất Nghệ An), cá nhân Mong Văn Tình vinh dự được Chi bộ Huyện đoàn kết nạp Đảng ngay tại công trường. Mong Văn Tình nhớ lại: “Đó là giây phút thiêng liêng mà tôi không bao giờ quên. Đang trong giờ nghỉ giải lao tôi được thông báo là thay đồ sạch sẽ, nghiêm trang để thực hiện lễ kết nạp Đảng. Cảm xúc dâng trào, tôi muốn gọi ngay về cho bố, mẹ để thông báo tin vui nhưng vùng này làm gì có sóng điện thoại, tôi giấu nhẹm trong lòng, tự hứa sẽ cố gắng cầu tiến, cống hiến cho Đảng, cho Nhân dân”.

Với vai trò là một đảng viên gương mẫu, một cán bộ đoàn nhiệt huyết, Mong Văn Tình đã đến tận các thôn, bản của đồng bào Mông, Khơ Mú và các chi đoàn, các điểm trường để tuyên truyền, định hướng cho lực lượng đoàn viên, thanh niên luôn tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, không tin, nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu. Tự giác, chủ động trong việc tìm kiếm việc làm, phát triển kinh tế cho bản thân, gia đình và giúp đỡ nhiều người hơn. Đặc biệt, Tình luôn chú trọng tuyên truyền cho tầng lớp thanh niên dân tộc thiểu số và người dân nêu cao trách nhiệm trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu gây cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào. Năm 2016, trong kỳ bầu cử Quốc hội khóa 14, nhiệm kỳ 2016- 2021, Mong Văn Tình vinh dự được hiệp thương lựa chọn bầu và trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 của tỉnh Nghệ An, đại diện cho tuổi trẻ và đồng bào dân tộc thiểu số (đồng bào Khơ Mú) của tỉnh Nghệ An tại Quốc hội.

“Trong nhiệm kỳ 5 năm thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, bám sát chương trình hành động, bản thân đã lắng nghe qua các cuộc tiếp xúc cử tri, từ đó cùng với đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chuyển tải các ý kiến, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến các cấp có thẩm quyền và nghị trường Quốc hội. Các ý kiến phát biểu trong nghị trường đều tập trung những vấn đề liên quan đến thanh niên và đồng bào dân tộc thiểu số như công tác giải quyết việc làm cho thanh niên, sinh viên, đặc biệt là đoàn viên thanh niên, sinh viên dân tộc thiểu số; sinh kế cho đồng bào vùng cao; giải pháp bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc đang dần bị mai một; đầu tư hạ tầng cơ sở vùng còn nhiều khó khăn; các thiết chế văn hóa cho thanh, thiếu niên...”, Mong Văn Tình cho biết.

Tháng 8/2021, Mong Văn Tình được tín nhiệm bầu giữ chức Phó Bí thư Huyện Đoàn Quế Phong, đến tháng 12/2021, anh được sự phân công sang công tác tại Phòng Tư pháp và được bổ nhiệm làm Phó Trưởng phòng. Hiện, Mong Văn Tình là đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…