Emagazine

E-magazine Nhộn nhịp những chuyến hàng đầu năm

Thời điểm trước và trong Tết Nguyên đán năm nay, người dân ở các vùng chuyên canh rau củ quả như: TP. Pleiku, Đak Pơ, thị xã An Khê… đều phấn khởi khi giá các mặt hàng đều tăng. Theo đó, giá khổ qua dao động trong khoảng 25-30 ngàn đồng/kg, tăng 7-8 ngàn đồng/kg; cà chua 30-35 ngàn đồng/kg, tăng 7-8 ngàn đồng/kg; dưa leo 30-35 ngàn đồng/kg, tăng 10-15 ngàn đồng/kg; rau ăn lá, rau gia vị cũng tăng 3-4 ngàn đồng và duy trì mức ổn định giúp nông dân có nguồn thu nhập ổn định.

Cùng thời điểm, giá chanh dây cũng mang lại niềm vui cho nông dân khi tăng 15-16 ngàn đồng/kg (loại chanh múc). Ông Lê Văn Thanh-Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất, thương mại, dịch vụ, du lịch nông nghiệp Ia Mơ Nông (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) phấn khởi nói: Những năm trước, thời điểm trước và trong Tết Nguyên đán, giá chanh dây thường giảm còn 7-8 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, trong những ngày đầu năm Quý Mão, giá liên tiếp tăng cao và duy trì ổn định ở mức 12-15 ngàn đồng/kg. Trong ngày mùng 5 Tết, Hợp tác xã đã thu mua và cung cấp cho Công ty cổ phần Nafood Tây Nguyên khoảng 100 tấn quả chanh dây tươi với giá hơn 16 ngàn đồng/kg. Đây là tín hiệu vui khi mới đầu năm giá chanh dây tăng cao. Hy vọng trong năm mới, giá chanh dây duy trì ổn định để người dân có lợi nhuận.

Năm nay, giá mía được 2 nhà máy đường thu mua cao hơn những năm trước với mức 1 triệu đồng/tấn mía 10 chữ đường. Theo thông tin từ Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai, từ mùng 2 Tết, các tổ đốn mía bắt đầu làm việc. Và mùng 4 Tết, nhà máy hoạt động trở lại bình thường. Đặc biệt, năm nay, năng suất mía trong vùng nguyên liệu của Công ty đạt bình quân 80 tấn/ha, cộng với giá mía tăng cao giúp nông dân có lợi nhuận. Từ mùng 4 Tết đến nay, mỗi ngày, nhà máy nhập khoảng 5.500 tấn mía cây.

Những ngày đầu năm mới, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê, cao su, chuối cũng nhận nhiều đơn hàng xuất khẩu. Đây là tín hiệu lạc quan về thị trường tiêu thụ nông sản trong thời gian tới.

Còn ông Nguyễn Quan Anh-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Hưng Sơn (xã Chư Á, TP. Pleiku) thì thông tin: Sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, trong ngày mùng 4 Tết, công nhân của Công ty đã trở lại làm việc bình thường. Đặc biệt, Công ty đã xuất khẩu trực tiếp khoảng 70 tấn chuối già Nam Mỹ sang thị trường các nước: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Israel. Hiện tại, các nông trường thuộc Công ty thu hoạch hơn 70 tấn chuối/ngày, đảm bảo hoạt động xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Trung Quốc khoảng 50%, Hàn Quốc 40%; còn lại xuất sang Nhật Bản và các nước Trung Đông theo hợp đồng đã ký kết với đối tác. “Hy vọng trong năm mới, thị trường xuất khẩu tiếp tục ổn định và khả quan hơn, mở ra nhiều cơ hội phát triển cây chuối bền vững”-ông Nguyễn Quan Anh kỳ vọng.

Có thể bạn quan tâm

Chung tay bảo tồn nhà rông

E-magazineChung tay bảo tồn nhà rông

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có lẽ không nơi nào nhà rông còn nhiều như “miền đất huyền ảo” ở vùng Đông Trường Sơn. Hầu như làng nào cũng có nhà rông, tựa như một con thuyền lớn nằm ở vị trí đẹp nhất làng.

70 năm chiến thắng Đak Pơ

E-magazine70 năm chiến thắng Đak Pơ

(GLO)- Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đak Pơ (24/06/1954-24/06/2024) hào hùng, oanh liệt, Báo Gia Lai điện tử điểm lại một số thông tin quan trọng đã trở thành một phần ký ức không thể nào quên của biết bao thế hệ anh hùng dân tộc Việt Nam.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

(GLO)- Nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã có cách làm hay, sáng tạo, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng. Thông qua “sợi chỉ đỏ” văn hóa truyền thống, họ đã góp phần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sức xây dựng quê hương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

(GLO)- Với tinh thần “khởi nghiệp từ làng”, nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã vươn lên làm giàu. “Quả ngọt” mà họ gặt hái được từ tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm ấy đã “tiếp lửa” cho các phong trào thi đua phát triển kinh tế ở địa phương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

(GLO)-

Sinh ra và lớn lên tại những ngôi làng Jrai, Bahnar, với tình yêu quê hương cùng tinh thần nhiệt huyết, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành cầu nối bền chặt giữa ý Đảng-lòng dân. Họ đang thổi một luồng sinh khí mới vào buôn làng của mình bằng nhiều việc làm mới mẻ, sáng tạo.

Những người giữ rừng vùng biên

E-magazineNhững người giữ rừng vùng biên

(GLO)- Với số tiền 6 triệu đồng/tháng và không có thêm bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác nhưng những người dân hợp đồng với UBND xã Ia Mơ (huyện Chư Prông) bảo vệ rừng vẫn đang ngày đêm bám chốt nơi cánh rừng vùng biên.

Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

E-magazineƯu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

(GLO)- Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Gia Lai đang tập trung triển khai nhiều giải pháp phát triển hạ tầng số. Chương trình này nhằm tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế số.

Cho đi là còn mãi

E-magazineCho đi là còn mãi

(GLO)- Hơn 10 năm qua, chị Nguyễn Thị Hội (SN 1990, thôn Lũh Yố, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) đã trực tiếp đóng góp và vận động các Mạnh Thường Quân, nhà hảo tâm khắp mọi nơi hỗ trợ nguồn lực để giúp các mảnh đời khốn khó trong, ngoài huyện.