Nhọc nhằn cao tốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chuyện cao tốc 2 làn và 4 làn (nhưng không có giải dừng đỗ khẩn cấp) thực ra không mới. Bộ GTVT đã nhiều lần giải thích vẫn đạt chuẩn và đây là giải pháp tình thế (thiếu vốn). Nếu không làm thế, sẽ khó hình thành tuyến cao tốc xuyên Bắc Nam.

Phải nhìn nhận rằng, để hình thành tuyến cao tốc như hiện có với tiến độ thi công vừa qua, Bộ GTVT đã biến điều bất khả thi thành khả thi. Thậm chí ngay từ giai đoạn đầu, nếu không giỏi xoay xở vận dụng chính sách, sẽ không có nhà đầu tư nào quan tâm tới các dự án cao tốc. Và cứ chần chừ, sẽ chẳng có mét cao tốc nào.

Nói như vậy để khách quan nhìn nhận tổng thể sự việc. Một khi đã ưu tiên cho sự hình thành tuyến cao tốc Bắc Nam trong điều kiện không có đủ kinh phí, tất nhiên sẽ phát sinh nhiều bất cập. Cao tốc gì mà chỉ có 2 làn (mỗi bên lưu thông 1 làn) với giải phân cách mềm (nét liền) chạy như tỉnh lộ. Ngay trên đoạn cao tốc La Sơn-Cam Lộ (Quảng Trị) vừa xảy ra tai nạn giao thông thảm khốc, nhìn ảnh chụp từ trên cao, thắt đột ngột như chiếc eo của một cô gái.

Đoạn cao tốc chạy qua Ninh Bình cũng thế, chỉ có 2 làn ngược chiều. Dọc suốt tuyến cao tốc từ Thanh Hóa về Diễn Châu (Nghệ An) thi thoảng mới có một đoạn dừng đỗ khẩn cấp. Cả tuyến dài hàng trăm cây số thậm chí không có trạm dừng nghỉ nên nhiều khi những nơi cho dừng khẩn cấp thành chỗ vệ sinh bất đắc dĩ của người tham gia giao thông.

Nếu lưu thông trên những đoạn cao tốc vào đêm mưa hạn chế tầm nhìn chắc chắn tiểm ẩn nhiều rủi ro. Chưa kể tới, đánh giá về chất lượng cao tốc hiện nay, mỗi nơi một kiểu.

Chưa bàn tới tiêu chuẩn nọ kia, nhưng thực sự đúng một tuyến cao tốc khiến người tham gia giao thông hài lòng, có lẽ đó là Hà Nội-Hải Phòng. Còn Tuyến Pháp Vân-Ninh Bình tuy rộng 4 làn (mỗi bên) với làn dừng khẩn cấp đầy đủ nhưng mặt đường lồi lõm, có đoạn đi đúng tốc độ cho phép không chừng xe còn bay lên vì xóc nảy. Nói như vậy để thấy, cao tốc cũng tùy giai đoạn và tùy chủ đầu tư. Chỉ có người dân phải chấp nhận nghịch cảnh dù trả phí đầy đủ.

Tuy nhiên, lưu thông trên cao tốc mới thấy không ít người tham gia giao thông vẫn giữ tập quán như trên đường làng. Phổ biến nhất nhất là chạy quá chậm trên làn cho phép vượt (ngoài cùng bên trái) hoặc chiếm làn dừng khẩn cấp một cách vô lối. Việc xe khách “cướp” làn, dừng đỗ bắt khách trên cao tốc vẫn phổ biến.

Ngay vụ việc một số thanh niên chạy xe máy ngược chiều trên tuyến Hà Nội - Lào Cai đâm vào ô tô với tốc độ cao gần đây cũng phản ánh tư duy trên. Rồi cao tốc gì mà mãi vẫn không bỏ được gác chắn dù các phương tiện đã dán thẻ trả tiền từ lâu.

Bây giờ lưu thông Bắc Nam có thêm nhiều sự lựa chọn: Quốc lộ 1A xuyên các đô thị, đường Hồ Chí Minh, đường ven biển hay cao tốc. Đi cao tốc phải trả tiền nên người dân đòi hỏi tiện nghi hơn, an toàn hơn hoàn toàn chính đáng.

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.