Nhớ mùa cá trước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ cầu sông Ba nhìn về phía sông, những hòn đá cuội nằm phơi mình giữa dòng nước cạn đục. Đôi bờ, những cây bạch đàn ủ rũ, im lìm giữa tiết đông lất phất mưa bụi. Một lão ngư từng có tháng năm dài gắn mình với dòng sông huyền sử, nén tiếng thở dài: “Ôi nhớ những mùa cá trên sông vào những ngày giáp Tết…”.

Sông Ba mùa này nước trong xanh. Nhiều người qua cầu không thể thờ ơ, thường dừng lại ngắm dòng sông đẹp như tranh. Vào những ngày áp Tết, khi người nuôi cá lồng trên sông chuẩn bị thu hoạch, đứng trên cao nhìn xuống, có thể thấy từng đàn cá trắm cỏ, cá chép sông quẫy mình giữa dòng nước trong vắt”-lão ngư Lê Văn Lương ở phường An Phú (thị xã An Khê)-người có nhiều năm mưu sinh trên sông Ba, bồi hồi nhớ lại.

 

 Sông Ba bây giờ. Ảnh: Hoàng Ngọc
Sông Ba bây giờ. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ông Lương là người đầu tiên nuôi cá bè trên sông Ba, cũng là người cuối cùng trụ lại khi dòng nước ô nhiễm tới mức tất cả những người nuôi cá bè phải “đầu hàng”, từ giã ngư cụ kiếm nghề khác mưu sinh. Ông kể: “Tôi sống từ nhỏ ven sông Mã của Thanh Hóa, chứng kiến biết bao phận người mưu sinh bằng nghề nuôi cá bè, cá lồng. Duyên nợ đưa tôi tới vùng đất An Khê-nơi có dòng chảy sông Ba bốn mùa nước đầy, tôi nghĩ ngay đến nghề này. Vào những năm 1992-1993 tôi là người cắm cọc, nuôi bè cá đầu tiên trên sông. Ngay năm đầu tiên, tôi đã thu hoạch to. Đến năm thứ hai, nhiều người dân đua nhau làm bè nuôi cá. Mấy chục bè cá trên khúc sông dài, tạo thành một xóm chài nho nhỏ ven sông nhưng tấp nập vô cùng”.

Theo lời kể của ông Lương, hồi ấy nước sông Ba rất sạch và trong, nuôi cá lớn nhanh như thổi. “Nhiều người không tin con cá trắm cỏ tôi nuôi trong 6 tháng có thể nặng tới 8 ký. Có lần mấy chú bộ đội ở đơn vị gần đó hay tin, kéo nhau ra tận bè cá của tôi “thách” nhau. Kết quả là tôi được uống rượu vì khi kéo cá lên, nhiều con nặng hơn thế nữa”-ông Lương cười lớn khi nhớ lại thời hoàng kim của nghề cá. Trong những năm tháng người dân còn khó khổ trăm bề ấy, bè cá đã giúp ông nuôi bốn đứa con lần lượt học đại học mà không phải chật vật.

Nghề nào cũng có sự khổ nhọc, nhớ lại những năm tháng nhọc nhằn trên sông, lão ngư già chợt bồi hồi: “Hơn mười năm gắn bó với nghề cá trên sông Ba, có những nỗi nhọc nhằn, nhưng cũng có niềm vui không nói hết khi trúng những mùa cá bạc triệu. Nhớ mùa mưa tháng 8, tháng 9 hàng năm, lũ từ thượng nguồn thường đổ về bất ngờ, giữa đêm một mình tôi đánh vật với dòng nước lũ để giữ cho được bè cá. Nhiều gia đình bị lũ cuốn trôi hết tài sản, nhưng tôi chưa một lần chịu thua dòng nước dữ. Vì thế, dân xóm chài gọi tôi “chết” cái tên Lương “cá”. Nhắc nhớ nghề, ông Lương chợt thở dài: “Thời hoàng kim của nghề cá kéo dài được chừng hơn 10 năm. Khi một số nhà máy mọc lên, nước sông bắt đầu ô nhiễm. Người nuôi cá liên tiếp hứng chịu những mùa thất bát vì cá nuôi không lớn, có nhà cá chết cả lồng chỉ trước mùa thu hoạch. Họ bỏ dần nghề cá, chỉ còn lại duy nhất mình tôi chống chọi vì ỷ vào kinh nghiệm. Nhưng kinh nghiệm mấy cũng đành đầu hàng khi nước sông cạn kiệt, đến con tôm, con tép cũng đục lờ rồi chết dần”.

Ông Lương hoài niệm: “Vào dịp này, xóm chài rất nhộn nhịp kẻ bán người mua. Không chỉ có thương lái mà người dân thị xã đến tận những lồng nuôi chọn mua cá ăn Tết. Chúng tôi hầu như chẳng phải đưa cá đi đâu xa, bè nhà nào nuôi được cá to thì bán hết trước. Nhưng sướng nhất phải là thời điểm mùng 4, mùng 5 Tết trở đi, khi mọi người đã ngán những bữa cỗ Tết ê hề rượu thịt, họ kéo nhau “kiếm” cá, lúc này mới là thời điểm “hốt bạc” của xóm chài. Nhiều người còn mang cả rượu ngoại, bia bọt lên bè đãi chúng tôi, để được trải nghiệm cảm giác tự tay vợt những con cá nặng cả chục ký, hay chỉ cần ngồi ngắm từng đàn cá chép sông bơi lội kiếm mồi từ chất thải của những con trắm cỏ trong lồng, thấy sảng khoái vô cùng”.

…Mỗi lần ngang sông Ba, những lão ngư như ông Lương lại bồi hồi thương nhớ những mùa cá Tết nhộn nhịp, vào mùa xuân nước sông trong xanh hiền hòa.

Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm