Nhiêu khê thật - giả!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vụ lùm xùm mà nhà đấu giá Chọn (Hà Nội) gặp phải với bức tranh lụa được cho là của Vũ Giáng Hương (1930 - 2011) một lần nữa làm cho “tảng băng trôi” tranh giả - tranh nhái tại Việt Nam thêm phần lộ diện trắng trợn hơn.


Với gia đình và những con mắt chuyên môn, bức tranh lụa mà Chọn đưa ra là giả chữ ký của Vũ Giáng Hương, nói cách khác, họ đã “ép” cố họa sĩ này tiếp tục vẽ tranh.
 

Bức tranh lụa bị nghi vấn giả mạo chữ ký của cố họa sĩ Giáng Hương
Bức tranh lụa bị nghi vấn giả mạo chữ ký của cố họa sĩ Giáng Hương



Câu chuyện của Chọn cũng điển hình cho một vài nguyên nhân làm cho tranh nhái - tranh giả tràn lan tại Việt Nam. Để có dấu ấn thời gian, nhiều kẻ làm giả - làm nhái đi mua những tác phẩm sáng tác gần niên đại và có phong cách gần giống, về cạo sửa chữ ký là xong. Đây là điều mà nhà sưu tập Vũ Xuân Chung đã gặp phải với hầu hết tác phẩm từng bị lùm xùm “giả toàn bộ” tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM năm 2016. Việc một bức tranh của Thành Chương bị sửa chữ ký thành Tạ Tỵ chỉ là ví dụ điển hình làm giả - làm nhái theo cách sửa chữ ký.


Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo từng nhiều lần chỉ ra ở các hội thảo chuyên ngành và trên báo chí rằng, từ cuối thập niên 1960, do lo sợ Mỹ ném bom hủy diệt Hà Nội, nên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phải di chuyển hàng trăm tranh tượng về nông thôn cất giấu. Thay vào đó, bảo tàng mời chính các tác giả, hoặc sinh viên, các tác giả trẻ làm bản sao để trưng bày… Sau năm 1975, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam còn có bộ phận chuyên viên để làm các bản sao tác phẩm theo yêu cầu ngoại giao và khách hàng tư nhân. Chẳng có một thống kê nào về số lượng, nhưng do kéo dài nhiều năm, chắc không hề ít. Ví dụ bức Đại nội của Tôn Thất Đào đã tìm thấy ít nhất 20 bức chép qua con đường tặng ngoại giao, mà riêng Cộng hòa Séc đã có trên 5 bức, đầy đủ chữ ký như tranh gốc. Ngày nay, nhiều bản sao này đã mặc nhiên thành thật, vì bản gốc bị hư hại hoặc thất lạc hồ sơ.

Xét về mặt trình độ thể hiện, rõ ràng họa sĩ trẻ Nguyễn Văn Đông và sinh viên Bùi Thị Hằng trong “vụ án” bức tranh lụa được cho là của Vũ Giáng Hương không có nhiều chênh lệch, nên cả hai bức đều đạt đến những giá trị biểu cảm riêng. Nói cách khác, đánh lừa được người xem. Lịch sử hội họa trước đây cũng tương tự như vậy, những họa sĩ và sinh viên mà bảo tàng chọn chép tranh đều có trình độ kỹ thuật giỏi, nên khi tác phẩm chép ra cũng có biểu cảm nhất định.

Họa sĩ Ngô Minh Cầu - một trong vài ông trùm chép tranh lụa cho bảo tàng - kể rằng, ông chép một bức của Nguyễn Phan Chánh, khi mang đến cho danh họa này thẩm định lại trước khi gửi ngoại giao, ông Chánh cứ tưởng đó là tranh gốc của mình. Cho nên, việc các trường mỹ thuật ngày nay vẫn còn cho phép sinh viên dễ dàng chuyển chất liệu các tác phẩm sẵn có cũng dễ “lót đường” cho những thói quen xấu về sau này, trong đó có ý thức bản quyền. Giả dụ, Bùi Thị Hằng chuyển thể chính tranh của Vũ Giáng Hương, rồi Chọn lại đấu giá thành công, mà dư luận không phát hiện, thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Một con đường để tranh nhái - tranh giả phổ biến nữa, đó chính là “đòn hồi mã thương” từ chính các sản phẩm ngoại giao thời trước 1991. Thử hỏi, thời đó phần lớn các danh họa còn sống, nghĩa là tranh chép - tranh nhái được làm ra “ngay trước mắt họ”, với vật liệu đồng đại, thì ngày nay, xét về lịch đại, sao mà phân biệt cho được, dù có dùng đến máy móc. Những nhà ngoại giao và Việt kiều thời đó sở hữu tranh Việt (trong đó có nhiều tranh chép) như là một kỷ niệm riêng. Giờ con cháu họ bán lại như một món hàng độc bản, với quá trình gìn giữ liên tục, minh bạch cả mấy chục năm, nay chứng minh là giả rất khó khăn.

Cuối cùng, khi Mỹ xóa bỏ cấm vận kinh tế Việt Nam, tranh Việt có chừng 10 năm nở rộ trên thị trường quốc tế (1994 - 2005), thì trong nước đã xuất hiện khá nhiều “công xưởng” làm giả - làm nhái để cung ứng. Nhiều cuộc mua bán trong giai đoạn này đã bắt đầu dùng đến giấy xác nhận, đến hợp đồng. Giờ những bức ấy quay trở lại thị trường, quay về Việt Nam, xác định thật giả càng nhiêu khê.

Hiền Hòa (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.