Nhiều hộ dân tự ý tách thửa, chuyển mục đích trước Luật Đất đai 2003

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trước thời điểm Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực, nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp đã được UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận đã tự ý tách thửa, chuyển mục đích, chuyển quyền sử dụng bằng giấy tay…
Sở TN&MT TPHCM vừa có văn bản số 4381/STNMT-VPĐK xin ý kiến Bộ TN&MT về việc cấp giấy chứng nhận (GCN) đối với trường hợp thửa đất đã có GCN trong quá trình sử dụng có biến động do người dân tự tách thửa, tự chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền bằng giấy tay một phần thửa đất.
Theo đó, trên địa bàn TPHCM đang tồn tại các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp đã được UBND cấp huyện cấp GCN. Trong quá trình sử dụng các thửa đất trên phát sinh biến động như: hộ gia đình tự tách hộ ra riêng để ở, được thừa kế, được tặng cho, chuyển nhượng một phần diện tích của thửa đất, ... xảy ra tại thời điểm không có quy định về diện tích tối thiểu để tách thửa (trước thời điểm Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực). Từ đó, dẫn đến việc các hộ gia đình, cá nhân đã tự ý tách thửa, tự chuyển mục đích (xây dựng nhà ở, ...) và tự chuyển quyền bằng giấy tay cho người khác không đúng quy định pháp luật về đất đai nên đến nay những trường hợp này còn tồn tại chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết cấp GCN.
Theo quy định của pháp luật, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải có hợp đồng công chứng, chức thực. Tuy nhiên, trên thực tế, các trường hợp nêu trên đều giao dịch mua bán, chuyển quyền bằng giấy tay (không loại trừ trường hợp giả mạo giấy tay, xác lập thời điểm mua bán không trung thực) là không đúng quy định pháp luật đất đai, cần phải xem xét xử lý vi phạm.
Về chuyển mục đích sử dụng đất, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động. Tuy nhiên, các trường hợp nêu trên tự ý chuyển mục đích, không lập thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất hoặc đăng ký theo quy định.
Về vấn đề tách thửa, theo quy định đối với việc tách thửa đất nông nghiệp phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 500m2 đối với đất nông nghiệp khác và 1.000m2 đối với đất nông nghiệp đã được quy hoạch để sản xuất nông nghiệp. Thửa đất có diện tích lớn hơn 2.000m2 phải lập dự án theo quy định pháp luật; Trường hợp thửa đất thuộc khu vực không phù hợp quy hoạch để sản xuất nông nghiệp và thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và công bố thì không được tách thửa.
Từ thực tế nêu trên, Sở TN&MT cho rằng, chỉ cấp GCN cho các trường hợp sau khi cơ quan quản lý đất đai tại địa phương đã giải quyết xong việc xử lý vi phạm chuyển mục đích sử dụng đất trái phép và phải bảo đảm nguyên tắc sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng.
Sở TN&MT TPHCM kiến nghị Bộ TN&MT xem xét, hướng dẫn xác định thẩm quyền giải quyết cấp GCN đối với các trường hợp nêu trên. Sau khi được Bộ TN&MT xem xét, hướng dẫn, Sở TN&MT TPHCM sẽ tham mưu UBND TPHCM văn bản chỉ đạo thống nhất trên toàn TP.
Theo Phương Ngân (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.