Nhận diện và xử lý “căn bệnh” đùn đẩy, né tránh trách nhiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những năm gần đây, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta có biểu hiện sợ sai, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm khi thực thi nhiệm vụ. Theo các nhà nghiên cứu, đó là những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân và có nguồn gốc từ chính chủ nghĩa cá nhân. Chính vì lợi ích cá nhân mà một số cán bộ, công chức, viên chức cố tình né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Trên thực tế, căn bệnh này gây cản trở đà phát triển của đất nước, làm phiền lòng người dân và đặc biệt là làm “mất điểm” đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trước doanh nghiệp và người dân.

Xuất phát từ thực trạng đó, ngày 22-9-2021, Bộ Chính trị có Kết luận số 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Kết luận số 14-KL/TW nêu rõ: “Trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn, khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách, tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung”. Ngoài việc khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị cũng nhằm mục đích đẩy lùi “căn bệnh” sợ trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý, giải quyết công việc.

Tiếp đó, ngày 19-4-2023, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 280/CĐ-TTg chỉ đạo chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương, trong đó yêu cầu phải kiên quyết khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong xử lý công việc, không dám làm, không dám tham mưu, đề xuất, không dám chịu trách nhiệm ở các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, đồng thời khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, chủ động sáng tạo vì lợi ích chung.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và đoàn thể chính trị-xã hội trong tỉnh đã tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực thi nhiệm vụ. Theo đó, tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm từng bước được ngăn chặn, xử lý. Tuy vậy, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn tồn tại tâm lý e ngại, sợ sai, đùn đẩy trách nhiệm khi tham gia xử lý công việc thuộc thẩm quyền. Đây là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) bị tụt hạng; giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp; một số chương trình, dự án chậm triển khai…

Báo cáo nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI chỉ rõ: “Kỷ luật kỷ cương chưa nghiêm, vẫn còn hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, làm việc cầm chừng, sợ sai nên hiệu quả không cao”. Trong khi đó, dự thảo Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 9 tháng và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2023, UBND tỉnh cũng cho rằng: “Một số sở, ngành, địa phương, cá nhân thực hiện chưa nghiêm túc quy chế làm việc của UBND tỉnh, chưa nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, công tác phối hợp giải quyết công việc thiếu chặt chẽ. Một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện e ngại, sợ làm sai hoặc đùn đẩy trách nhiệm”.

Cùng với đẩy mạnh đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực, đã đến lúc, các cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở cần sớm nhận diện và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn tư tưởng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức. Có lẽ công cụ hữu hiệu nhất hiện nay là tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ nhằm phát hiện, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên cố tình dây dưa, trì hoãn giải quyết công việc thuộc thẩm quyền. Bên cạnh đó, cần khuyến khích, động viên và khen thưởng thỏa đáng những cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá và đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành, địa phương, đơn vị theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.