Nhà sập, ông bà già 90 tuổi lọ mọ khắp xóm tìm lại những tấm tôn của nhà mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cuối đời lại chứng kiến cảnh màn trời chiếu đất. Hai vợ chồng già ở Quảng Ngãi rụng rời khi chứng kiến mái nhà bị gió cuốn bay, sau đó bị gió đánh sập giờ vẫn lọ mọ đi quanh xóm, cố tìm lại những tấm tôn của nhà mình đã bị gió bão cuốn bay.
 
Căn nhà của vợ chồng ông Dương Màn, sau bão chỉ là đống gạch - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Căn nhà của vợ chồng ông Dương Màn, sau bão chỉ là đống gạch - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Tâm bão số 9 quét qua Quảng Ngãi, kéo những căn nhà đổ sập và nhiều người dân đang sống cảnh màn trời chiếu đất. Tình làng nghĩa xóm chỉ đủ giúp vá víu lại tổ ấm cheo neo một cách tạm bợ.
Những ngôi nhà bị đổ sập, lại toàn những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, họ điêu đứng trước thực tại quá chênh vênh.
Căn nhà thành đống gạch, đến cái vạt giường cũng bị gió lột
Con đường làng xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa đâu đâu cũng là cây đổ. Ba ngày sau bão, khung cảnh hoang tàn vẫn hiển hiện khắp nơi. Những ngôi nhà bay mái, trống hoác hiện khắp ngã đường, người dân đang cố khắc phục hư hỏng. Với những ngôi nhà không thể "làm gì", họ đành sống tạm bợ ngay đống đổ nát.
Căn nhà của vợ chồng ông Dương Màng (xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa) vốn đã ọp ẹp, sau bão thì tan nát.
Ông Màng kể hôm bão tràn qua làng, vợ chồng ông qua nhà hàng xóm trú tạm. Gió quật liên tục, ông nhìn sang nhà thấy mái tôn rung rinh. Lúc ấy ông lo sợ mái nhà sẽ bị thổi bay, nhưng thực tế còn "tàn" hơn vậy.
"Chừng 30 phút bão nổi thì mái nhà bị cuốn bay. Sau đó gió đánh sập luôn gian nhà chính, vợ chồng tôi nhìn mà rụng rời", ông Màng kể.
 
Nét buồn hiện lên khuôn mặt bà cụ 90 tuổi, lúc này mọi thứ trong bà thật sự ngổn ngang. Mong muốn lớn nhất là có lại một mái nhà an toàn - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Nét buồn hiện lên khuôn mặt bà cụ 90 tuổi, lúc này mọi thứ trong bà thật sự ngổn ngang. Mong muốn lớn nhất là có lại một mái nhà an toàn - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Tâm bão số 9 quét qua Quảng Ngãi, kéo những căn nhà đổ sập và nhiều người dân đang sống cảnh màn trời chiếu đất. Tình làng nghĩa xóm chỉ đủ giúp vá víu lại tổ ấm cheo neo một cách tạm bợ.
Bão tan, trở về căn nhà của mình, các vật dụng đổ nát, 2 ông bà già lọ mọ trên đống gạch tìm kiếm những gì còn sót lại. Nhưng rồi cũng chỉ còn mấy chiếc đũa tre và ba cái xoong móp méo.
Bà Phan Thị Mót, vợ ông Màng, tuổi cao lại thêm bệnh tật ở chân, phải đi nạng nhưng cũng ráng giúp chồng chuyển những viên gạch lành lặn ra trước nhà. Bà Mót nói hai vợ chồng sống với nhau đã 70 năm, trong đời chưa bao giờ nghĩ một ngày sống cảnh "màn trời chiếu đất".
"Vậy mà cuối đời lại chứng kiến cảnh này. Tui với ổng chết đứng", bà Mót nói.
Trong lúc hoạn nạn, tình làng nghĩa xóm là điểm tựa duy nhất của ông bà. Những người thợ hồ trong xóm đến giúp ông nhặt lại gạch cũ, mua ít ximăng dựng lại vách. Hôm chúng tôi đến, vách nhà đã được dựng lên tạm bợ. Ông Màng thì vẫn đi quanh xóm, cố tìm lại những tấm tôn của nhà mình. Nhưng chẳng ai biết cơn bão cuốn đi đâu.
"Mấy cháu giúp dựng lại vách tường, còn tôn làm mái nhà chẳng biết lấy tiền đâu mua. Từ khi bão tan, vợ chồng tôi sống tạm dưới chái bếp, tối gió thổi lạnh lắm mà hai vợ chồng phải ráng", ông Màng nói.
 
Bà Xí bị bệnh nặng, bão quét ngang nhà, đến cái vạt giường cũng bị gió lột - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Bà Xí bị bệnh nặng, bão quét ngang nhà, đến cái vạt giường cũng bị gió lột - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Mong tiếp sức, dựng lại nhà
"Gió vào nhà trống" câu nói của cha ông ngàn đời truyền lại quả không sai, những ngôi nhà đổ sập lại rơi trúng những gia đình rất khó khăn. Như bà Trần Thị Xí (64 tuổi, xã Nghĩa Thương) không chồng con, mắt chỉ còn thấy mờ mờ. Hôm bão vô, bà chỉ kịp dò dẫm sang nhà người thân gần đó trú tạm.
Cũng như vợ chồng ông Màng, lúc bà trở về căn nhà đã nát tươm, vách tường nứt toác. Bà Xí không đám ở trong nhà vì không biết lúc nào nó đổ sập. Từ một người không quan tâm đến thời tiết, nay bà lại thường xuyên theo dõi, nghe tin bão số 10 sắp vào, bà Xí rất lo sợ.
"Chỉ cần một cơn gió nữa thôi là nhà tôi sập hẳn. Chính quyền thôn xã cũng lo nên nói tôi tạm thời ở nhờ nhà người thân. Chính tôi cũng không dám ở trong căn nhà nhà này mà", bà Xí nói.
 
Căn nhà của ông Đô ở thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa là một đống đổ nát sau khi bão quét ngang xóm - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Căn nhà của ông Đô ở thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa là một đống đổ nát sau khi bão quét ngang xóm - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Xã Nghĩa Thương dù không gần biển nhưng thiệt hại không nhỏ, người dân nói luồng gió giật rất mạnh xuyên qua xã chính là nguyên nhân khiến hàng loạt căn nhà bị đánh sập. Ở Nghĩa Thương đã vậy, những ngôi làng ven biển sức tàn phá của cơn bão còn khủng khiếp hơn.
Xã Bình Đông, huyện Bình Sơn nằm ngay cửa biển Sa Cần, khi bão tràn vào xã, sức gió ngành khí tượng đo được giật cấp 15. Cơn cuồng phong kéo sập nhà bà Phạm Thị Tý (82 tuổi, xã Bình Đông) rất nhanh. Đến giờ, bà Tý cũng chưa về nhà mà vẫn lánh tạm ở một trụ sở được bố trí tránh bão.
"Về cũng không biết ở đâu. Nhà tôi trước được nhà nước làm cho, mười mấy năm ở ngon lành, vậy mà chỉ sau trận bão tôi mất nhà. Giờ tuổi này biết sống sao đây?", bà Tý nghẹn ngào nói.
Bà Bùi Thị Quỳnh Vân, bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, trao tiền hỗ trợ ông Màng sửa lại nhà - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Bà Bùi Thị Quỳnh Vân, bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, trao tiền hỗ trợ ông Màng sửa lại nhà - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Hiện chính quyền Quảng Ngãi đang chạy đua với thời gian để giúp đỡ những người dân bị thiệt hại nặng nề. Nhưng con số 165 nhà dân bị sập; 84.499, gần 300 trụ sở cơ quan và 151 điểm trường học bị tốc mái, hư hỏng là gánh nặng khủng khiếp.
Ông Nguyễn Thanh Vũ, chủ tịch UBND xã Bình Đông, nói: "Địa phương rất cần sự hỗ trợ của toàn xã hội để khôi phục lại cuộc sống cho bà con. Nhất là những người mất nhà sau bão, họ gặp quá nhiều khó khăn và không đủ sức tự khôi phục lại nhà cửa".
Cảnh sống màn trời chiếu đất của người dân vùng tâm bão Quảng Ngãi như một câu chuyện dài. Ở đó, biết bao nhiêu mảnh đời hướng đôi mắt thẩn thờ vào đống đổ nát. Họ có sự kiên cường của người miền Trung. Nhưng họ chẳng đủ khả năng để vực dậy.
Cần một mái nhà bình yên là điều quá khó khăn sau bão...
 
TRẦN MAI - QUANG ĐỊNH (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.