(GLO)- Ngày 4-10, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai tập huấn kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018.
Mô hình sản xuất nhà kính đã làm chuyển biến rõ rệt ngành nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng trong nhiều năm qua. Từ những làng hoa, vựa rau truyền thống vốn phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, với mô hình nhà kính, nông dân và doanh nghiệp có thể tối ưu hóa sản xuất trong môi trường khép kín.
Xuất thân từ gia đình có truyền thống làm nông, dù đang là công chức nhưng vợ chồng anh chị Trần Đức Nam (44 tuổi) và Đặng Thu Hiền (38 tuổi) vẫn không thể buông bỏ khu vườn đất đỏ bazan phì nhiêu ở thôn Lộc Quý, xã Xuân Thọ (Đà Lạt, Lâm Đồng) mà người thân đã canh tác hàng chục năm qua.
Sở NN-PTNT Lâm Đồng đã xây dựng hoàn thiện Đề án quản lý nhà kính trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt. Để thực hiện đề án này, cần kinh phí khoảng hơn 178 tỉ đồng.
Đà Lạt sẽ dỡ bỏ hết nhà kính, nhà lưới trước năm 2030. Đó là một trong những nội dung vừa được ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh này bổ sung vào đề án “Quản lý nhà kính thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng“.
Dù đã có công việc với mức lương ổn định tại TP.HCM nhưng anh Võ Trọng Nghĩa quê ở Quảng Nam vẫn quyết tâm rời phố về quê rẽ sang làm nông với nghề trồng rau thủy canh trong nhà kính, bước đầu mô hình này đã cho thu nhập cao.
Thay vì trồng những loại cây cần chăm sóc kỹ càng trong nhà kính, một nông hộ đã thử trồng một loài cây dại, vốn rất quen thuộc với đồng ruộng cũng như các bãi đất hoang. Và loài cây dại ấy đã mang lại cho gia đình một nguồn thu ổn định, đồng thời mở ra thêm một hướng canh tác mới, đó là trồng những loài cây dại làm thực phẩm.
Có đến hơn 227 ha nhà kính, nhà lưới của 649 hộ 'mọc' trên đất quy hoạch lâm nghiệp ở Lâm Đồng. Cơ quan chức năng yêu cầu phải tháo dỡ xong trong tháng 9.2021.
Bài toán đang đặt ra cho các nhà quản lý là sự phát triển “nóng“ nhà kính của Đà Lạt và các vùng phụ cận, tác động tiêu cực đến khí hậu và cảnh quan của thành phố du lịch này.
Mày mò nghiên cứu và ứng dụng thành công việc nuôi ếch trong nhà kính, anh Nguyễn Văn Kết (36 tuổi), ngụ xã Bắc Cường, H.Sóc Sơn, Hà Nội đã làm thay đổi đặc tính sinh học ngủ đông của loài ếch và duy trì nghề nuôi này quanh năm để cho nguồn thu nhập cao.