Lâm Đồng: Yêu cầu tháo dỡ hơn 227 ha nhà kính, nhà lưới trên đất quy hoạch lâm nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Có đến hơn 227 ha nhà kính, nhà lưới của 649 hộ 'mọc' trên đất quy hoạch lâm nghiệp ở Lâm Đồng. Cơ quan chức năng yêu cầu phải tháo dỡ xong trong tháng 9.2021.
Lâm Đồng có hơn 227 ha nhà kính, nhà lưới làm trên đất quy hoạch lâm nghiệp. Ảnh: Gia Bình
Lâm Đồng có hơn 227 ha nhà kính, nhà lưới làm trên đất quy hoạch lâm nghiệp. Ảnh: Gia Bình
Ngày 19.8, Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết các địa phương đã hoàn thành việc kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích nhà kính, nhà lưới “mọc” trên đất quy hoạch lâm nghiệp.
Theo đó, toàn tỉnh có tổng cộng hơn 227,4 ha, gồm: 210,1 ha nhà kính và 17,3 ha nhà lưới được dưng trên đất quy hoạch lâm nghiệp với 649 hộ đang sử dụng. Trong số này, nhiều nhất là TP.Đà Lạt với hơn 184,8 ha của 475 hộ đang sử dụng, kế tiếp là H.Lạc Dương với trên 21,4 ha của 106 hộ, H.Đơn Dương nhiều thứ 3 với trên 16,2 ha của 44 hộ, còn lại các huyện: Đam Rông, Di Linh, Đức Trọng có từ 0,6 - 3,3 ha.

TP.Đà Lạt là địa phương có diện tích nhà kính, nhà lưới trên đất quy hoạch lâm nghiệp nhiều nhất
TP.Đà Lạt là địa phương có diện tích nhà kính, nhà lưới trên đất quy hoạch lâm nghiệp nhiều nhất
Cũng theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, hiện các địa phương đang tập trung tuyên truyền, vận động các chủ sử dụng công trình tự giác tháo dỡ, di dời tất cả các nhà kính, nhà lưới đã lắp ghép, xây dựng trái phép trên đất quy hoạch lâm nghiệp này và yêu cầu phải thực hiện xong trong tháng 9.2021. Đối với trường hợp chủ sử dụng tự giác tháo dỡ, các đơn vị liên quan và địa phương theo dõi, đôn đốc thực hiện theo đúng cam kết, nếu không thực hiện thì lập hồ sơ xử lý theo quy định. Trong khi đó, đối với các trường hợp chủ sử dụng không tự giác chấp hành thì tiến hành xác lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt, cưỡng chế tháo dỡ hoặc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo đúng quy định.
Diện tích đất lâm nghiệp sau khi tháo dỡ nhà lưới, nhà kính, công trình xây dựng nói trên chỉ được sử dụng để trồng rừng hoặc trồng cây công nông nghiệp, trồng hoa ngoài trời kết hợp trồng xen cây lâm nghiệp, cây đa mục đích theo Đề án “tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khôi phục và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”.
Trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu UBND các huyện, thành phố thành lập tổ công tác để tổ chức kiểm tra, xử lý tháo dỡ toàn bộ nhà kính, nhà lưới trên diện tích đất lâm nghiệp, đặc biệt là ở các tuyến đường đèo: Prenn, Mimoza, tuyến quốc lộ 27C và các tuyến đường cửa ngõ vào TP.Đà Lạt, khu vực dọc tuyến cao tốc Liên Khương - Prenn để sử dụng đúng mục đích cho mục tiêu phát triển rừng, đảm bảo mỹ quan đô thị. Việc tháo dỡ này phải hoàn thành trước ngày 30.9.

Việc tháo dỡ nhà kính, nhà lưới
Việc tháo dỡ nhà kính, nhà lưới "mọc" trên đất quy hoạch lâm nghiệp phải hoàn thành trước ngày 30.9.2021. Ảnh: Gia Bình
UBND tỉnh Lâm Đồng nhìn nhận thời gian qua, mặc dù tỉnh có nhiều văn bản chỉ đạo về tăng cường công tác quản lý việc xây dựng nhà kính, nhà lưới để vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vừa đảm bảo mỹ quan, môi trường. Tuy nhiên một số địa phương thực hiện chưa nghiêm, chưa quyết liệt nên nên tình trạng xây dựng công trình, làm nhà kính, nhà lưới trên đất lâm nghiệp diễn ra phức tạp, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất lâm nghiệp, quản lý và phát triển rừng, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường chung.
Sở NN-PTNT Lâm Đồng được tỉnh giao phối hợp với các địa phương trong việc rà soát diện tích nhà kính, nhà lưới trên đất lâm nghiệp để xử lý, tháo dỡ.
Theo Gia Bình (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.