Nguyên nhân Đắk Lắk chậm giải ngân hàng nghìn tỉ đồng vốn đầu tư công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ở Đắk Lắk trong năm 2022 đạt tỉ lệ thấp, nhiều dự án chưa hoàn thành theo đúng tiến độ đã đề ra.

Một số dự án trọng điểm ở Đắk Lắk đang chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh minh họa: Bảo Trung
Một số dự án trọng điểm ở Đắk Lắk đang chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh minh họa: Bảo Trung
Ngày 14-1, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đắk Lắk thông tin, đến cuối tháng 12.2022, tỉnh đã giải ngân hơn 215 tỉ đồng (tổng 614,586 tỉ đồng) của kế hoạch đầu tư công năm 2021 kéo dài thực hiện và giải ngân sang năm 2022 nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý, đạt 35,1% kế hoạch. 
Ngoài ra, địa phương đã giải ngân hơn 1.709 tỉ đồng (tổng khoảng 3.480,191 tỉ đồng) kế hoạch đầu tư công năm 2022, đạt 49,1% kế hoạch. Trong đó, 13 đơn vị giải ngân trên mức bình quân chung của tỉnh là 49,1%; 9 đơn vị giải ngân đạt 40 đến 49% kế hoạch; 9 đơn vị giải nhân dưới mức bình quân chung của tỉnh và 2 đơn vị giải ngân chưa đạt kế hoạch.
Tỉnh đang có 20 dự án khởi công mới năm 2022 nguồn vốn ngân sách Trung ương với tổng số vốn hơn 950 tỉ đồng. Đến cuối tháng 12, đã giải ngân được 438,109 tỷ đồng, đạt 46,1% kế hoạch và còn đến dự án chưa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Nếu tiếp tục chậm giải ngân vốn đầu tư công, Đắk Lắk sẽ truy cứu trách nhiệm người đứng đầu các ban, đơn vị. Ảnh: Bảo Trung
Nếu tiếp tục chậm giải ngân vốn đầu tư công, Đắk Lắk sẽ truy cứu trách nhiệm người đứng đầu các ban, đơn vị. Ảnh: Bảo Trung
Ngoài ra, một số dự án lớn chưa giải ngân hoặc giải ngân thấp như Dự án nâng cấp Khoa ung bướu thành Trung tâm Ung bướu thuộc Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên; xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực trung tâm điểm du lịch hồ Lắk; Dự án Cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 1 đoạn từ cầu Buôn Ky (TP.Buôn Ma Thuột đến Km 49+00); Dự án đê bao ngăn lũ phía Nam sông Krông Ana…
Liên quan đến vấn đề này, Ông Phạm Minh Tấn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk - nhận định: "Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ở tỉnh thời gian qua rất chậm, chưa đạt kế hoạch đề ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó, có lý do trung ương phân bổ nguồn vốn chậm, thời tiết, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc...
Tỉnh đã lập ban chỉ đạo đôn đốc việc giải ngân vốn đầu tư công do Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp làm trưởng ban nhằm theo dõi đôn đốc các ban, đơn vị. Nếu tiến độ giải ngân tiếp tục chậm, thấp thì ban chỉ đạo sẽ xem xét vai trò trách nhiệm người đứng đầu để xử lý theo quy định và kết hợp đánh giá thi đua, xếp loại sau này".
Theo Bảo Trung (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.