Nguy cơ "đại ngàn" chỉ còn trong dĩ vãng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Rừng vẫn tiếp tục teo tóp vì tình trạng lấn chiếm, xà xẻo đất rừng để lấy đất sản xuất, kinh doanh
Năm 2019, tỉnh Gia Lai đã lên kế hoạch thanh tra đối với 7 đơn vị quản lý rừng ở tỉnh này. Buộc phải thanh tra nhiều đơn vị như vậy khi các tổ chức được giao rừng để quản lý, bảo vệ nhưng lại liên tục để mất rừng. Trong vòng hơn 10 năm, tỉnh này đã mất khoảng 76.000 ha rừng. Chỉ mỗi Ban Quản lý rừng phòng hộ Đức Cơ được giao quản lý, bảo vệ gần 15.000 ha đất rừng song chỉ trong vòng 8 năm đã để mất gần 9.000 ha, chiếm gần 2/3 diện tích đất rừng được giao.
 
Diện tích rừng ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai đang bị lấn chiếm Ảnh: HOÀNG THANH
Tương tự như vậy với Công ty Lâm nghiệp Cư M’Lan ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Công ty này được tỉnh Đắk Lắk giao quản lý, bảo vệ hơn 14.700 ha đất rừng vào năm 2009, nhưng đến nay đã để mất hơn 10.500 ha, trong đó có hơn 1.500 ha rừng phòng hộ.
Hầu hết rừng ở các tỉnh nói trên được giao cho các công ty lâm nghiệp, ban quản lý bảo vệ rừng để bảo vệ thì đều bị mất. Tổ chức nào để mất ít thì vài trăm hecta, nhiều thì đến hàng chục ngàn hecta. Diện tích rừng Tây Nguyên bị mất giờ đây lên đến con số hàng trăm ngàn hecta. Hết đốn hạ, phát dọn thì bây giờ những kẻ phá hoại lại giở thêm các chiêu trò mới như bóc vỏ, ken cây, đầu độc để cây rừng bị chết rồi lấn chiếm đất.
Đã có không ít vụ tranh chấp từ việc lấn chiếm đất rừng dẫn đến đổ máu, tù tội, thậm chí phải đánh đổi bằng tính mạng như vụ tranh chấp giữa người dân xã Quảng Đức, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông với Công ty Long Sơn vào ngày 23-10-2016. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có lệnh đóng cửa rừng Tây Nguyên. Thế nhưng, tình trạng lấn chiếm đất rừng vẫn không dừng lại.
Theo lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất rừng. Trong đó, có tình trạng người dân di cư tự do lấn chiếm rừng để lấy đất sản xuất.
Liệu nhu cầu ấy có lớn đến mức phải lấn chiếm hàng trăm ngàn hecta rừng?
Dân số của Tây Nguyên năm 1976 là khoảng 1,2 triệu người, còn hiện nay là khoảng 6 triệu người, tăng gần 5 lần. Mức tăng này không vượt trội so với các vùng khác nhưng rừng ở đây thì mất nhiều nhất.
Đã có những ông trùm phá hoại rừng để chiếm đất bị bắt cho thấy việc lấn chiếm này trước hết là vì tư lợi của một số người. Trong khi đó, nói như lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp, nhiều cơ quan, đơn vị, chính quyền cơ sở chưa quan tâm, thực hiện đầy đủ trách nhiệm; chưa chỉ đạo quyết liệt trong quản lý bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp; chưa xử lý nghiêm một bộ phận cán bộ thiếu trách nhiệm, thậm chí tiêu cực, tiếp tay cho những người phá rừng, lấn chiếm đất rừng.
Vậy thì việc để mất đất rừng là điều khó tránh!
Buồn hơn, diện tích rừng bị mất nhiều nhưng diện tích thu hồi để trồng lại rừng thì rất ít. Qua giám sát về tình hình thu hồi đất rừng bị lấn chiếm, bà Ayun H’bút, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai, cho hay tỉnh này chỉ mới thu hồi để trồng rừng được hơn 10.700 ha trong tổng số 76.000 ha rừng bị mất, chiếm hơn 14%. Trong các nguyên nhân có lý do một số đơn vị chủ rừng chưa thực sự quan tâm, tích cực thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm.
Cứ đà này, sợ rằng đến một ngày danh xưng "đại ngàn" ở Tây Nguyên chỉ còn trong quá vãng!
Nhật Linh (Người Lao động)

Có thể bạn quan tâm

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.