(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.
(GLO)- Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp, người trồng cà phê trong tỉnh chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu cà phê Gia Lai nhằm hướng đến thị trường ngoài nước.
Giá cà phê nhân thế giới vượt mốc 3.170 USD/tấn, giá tại thị trường nội địa sát ngưỡng 73.000 đồng/kg, tình trạng mất cân bằng cung cầu cộng thêm căng thẳng trên biển Đỏ khiến giá cà phê liên tục phá vỡ các kỷ lục do chính mình tạo ra. Nhưng phía sau các kỷ lục không hẳn là niềm vui...
(GLO)- Chỉ còn vài tuần nữa, người trồng cà phê sẽ bước vào vụ thu hoạch. Hiện nay, giá cà phê trên thị trường tăng cao, dao động quanh mức 41-42 ngàn đồng/kg nhân nên không khí chuẩn bị vào vụ trở nên rộn ràng, phấn khởi.
(GLO)- Chi phí đầu tư sản xuất lớn nhưng lại bán qua nhiều trung gian khiến lợi nhuận của người trồng cà phê không còn được bao nhiêu, nhất là trong bối cảnh giá mặt hàng này đang xuống thấp. Do đó, việc liên kết với doanh nghiệp để được bao tiêu sản phẩm là giải pháp giúp người trồng cà phê giảm bớt khó khăn, nâng cao thu nhập.
(GLO)- Giá điện và giá dầu tăng đúng vào cao điểm mùa tưới cà phê khiến nhiều nông dân phải gánh thêm một khoản chi phí sản xuất đáng kể. Trong khi đó, giá cà phê trên thị trường vẫn đang ở mức rất thấp càng khiến nông dân lo lắng.
(GLO)- Từ cuối tháng 11 trở đi là cao điểm mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, bên cạnh nỗi lo năng suất sụt giảm, giá cả bấp bênh, người trồng cà phê còn gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng nhân công thu hái.
(GLO)- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 do UBND tỉnh Đak Lak phối hợp với các bộ, ngành và các tỉnh Tây Nguyên tổ chức từ ngày 8 đến 13-3-2017 với mục đích tôn vinh người trồng cà phê và nâng cao giá trị ngành Cà phê Việt Nam.