Người nuôi ong lao đao vì thời tiết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những người nuôi ong hàng năm di chuyển theo những cánh ong của mình khắp các vùng tìm mật. Tuy nhiên, thời gian qua, do thời tiết thường xuyên thay đổi khiến người nuôi ong rơi vào tình cảnh lao đao.   
       
Những năm qua, nghề nuôi ong trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển. Hiện toàn tỉnh có khoảng hơn 45.000 đàn ong với sản lượng mật 5.000 tấn/năm. Tuy nhiên dù đang bước vào mùa khai thác mật ong, nhiều hộ không khỏi lo lắng khi sản lượng mật giảm và có nguy cơ mất mùa.

 

Khai thác mật ong. Ảnh: N.D
Khai thác mật ong. Ảnh: N.D

Ông Đoàn Hữu Chúc (xã Ia Drăng, huyện Chư Prông) cho hay: Tôi có 20 năm gắn bó với nghề nuôi ong cùng những chuyến di chuyển đàn ong ra các tỉnh phía Bắc theo mùa hoa nhãn, hoa vải; xuống miền Duyên hải Trung bộ vào mùa hoa keo; vào miền Nam theo mùa hoa điều, hoa nhãn; còn ở các tỉnh Tây Nguyên chủ yếu là hoa cà phê và cao su. Vùng nào có hoa sẽ có những đàn ong ở các nơi tìm đến.

Theo ông Chúc, năm nay, phần lớn người nuôi ong thiệt hại do lượng mật ít hơn so với những năm trước. Nguyên nhân chính là do thời tiết không thuận đã ảnh hưởng đến nguồn phấn hoa dẫn đến người nuôi ong có thu nhập thấp. Năm nay, nếu hộ nào may mắn cũng chỉ quay được 1 vòng mật. Ước tính 1 đàn ong có thể cho khoảng 3 kg mật. Với 200 đàn ong, năm nay ông Chúc chỉ thu khoảng 600 kg mật. Vùng cà phê nào năm nay thuận lợi có thể đạt 3,8 kg mật/đàn.

Cũng theo ông Chúc, hiện cây cao su đang rụng lá non do sương muối, ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng mật của đàn ong nuôi. Đặc biệt, năm nay, các tỉnh miền Bắc dự báo mất mùa vải nên ong khó có thể ăn được nhiều mật vải. Vài năm trở lại đây, thời tiết thay đổi đột ngột khiến nhiều hộ nuôi ong rất chật vật trong việc tạo mật cho đàn ong nuôi.

Cùng tâm trạng, ông Dư Minh Hoàn (trị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) cho biết: Từ cuối năm 2016 đến nay, trên các loài cây như: cúc quỳ, bông bay, cà phê hoa nở cùng lúc khiến ong ăn phấn không kịp. Khi nắng lên, người trồng cà phê tưới nước không đồng đều dẫn đến lượng mật khó kéo dài. Đặc biệt, những khu vực trồng chanh dây xung quanh các vườn cà phê, người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thu mật của đàn ong. Theo ông Hoàn, nếu được mùa thì cứ 7-10 ngày, người nuôi ong bắt đầu quay lấy mật, còn hiện nay phải đến 20-30 ngày. 250 đàn ong của gia đình ông năm nay cũng bị mất mùa nặng.

Ông Đặng Quốc Hưng-phụ trách Xí nghiệp Ong Gia Lai (Công ty cổ phần Ong Trung ương) cho biết: Xí nghiệp Ong Gia Lai có mối quan hệ lâu dài và rất tốt với các hộ nuôi ong trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, Xí nghiệp đều có các chương trình hợp tác hỗ trợ vốn, vật tư cho người nuôi ong. Đến vụ thu hoạch, Xí nghiệp thu mua toàn bộ sản phẩm của người nuôi. Mỗi năm, Xí nghiệp thu mua của người nuôi ong Gia Lai 300-500 tấn mật. Riêng năm nay, thời tiết thay đổi đột ngột, mưa trái mùa, không khí lạnh… dẫn đến nguồn hoa không tiết mật. Bên cạnh đó, một số đàn ong dưỡng chậm phát triển đã ảnh hưởng đến việc khai thác mật của nhiều hộ nuôi.

Cũng theo ông Hưng, trong nuôi ong thời tiết rất quan trọng. Khi đàn ong mạnh khỏe nhưng gặp thời tiết bất lợi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác mật. Không chỉ năm nay mà khoảng 3 năm trở lại đây (2015-2017), người nuôi ong trên địa bàn Gia Lai gặp nhiều khó khăn do thời tiết thay đổi và thị trường xuất khẩu mật ong không được thuận lợi, cả việc tiêu thụ các sản phẩm do các đàn ong giống gốc sản xuất ra.

“Tháng 3 mùa con ong đi lấy mật”, nhưng với điều kiện thời tiết biến đổi ngày một khó lường, nghề nuôi ong đang đứng trước không ít thách thức.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.