Người dân về Tây Nguyên qua địa bàn: Bình Phước phải dùng xe chuyên dụng dẫn đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM và Bình Dương, khiến số lượng người đổ về các tỉnh Tây Nguyên tránh dịch rất đông.
Những ngày gần đây, tại chốt kiểm soát giao thông và phòng, chống dịch Covid -19 số 2 (trên đường ĐT.741, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú) trở nên quá tải.
Mỗi ngày có hàng ngàn lượt người và xe máy tập trung tại chốt làm thủ tục lưu thông qua địa bàn tỉnh Bình Phước. Sau đó, những người này sẽ về các tỉnh ở Tây Nguyên như: Đắc Nông, Đắk Lắk, Gia Lai…
 
Hàng người (chủ yếu đi xe gắn máy) đang sẳn sàng chờ làm thủ tục y tế để vào địa phận tỉnh Bình Phước. Ảnh: T.N
Hàng người (chủ yếu đi xe gắn máy) đang sẳn sàng chờ làm thủ tục y tế để vào địa phận tỉnh Bình Phước. Ảnh: T.N
Nhằm bảo đảm an ninh - trật tự và tuân thủ quy định chống dịch trên địa bàn; lực lượng chức năng tỉnh Bình Phước đã đưa ra phương án, cho xe chuyên dụng áp tải chuyển người, cùng phương tiện đi qua địa bàn tỉnh Bình Phước, lên các tỉnh Tây Nguyên.
Ghi nhận trong ngày 23/7 và tối 22/7, cảnh sát giao thông thuộc chốt kiểm soát trên đường ĐT.741 đã dùng các xe chuyên dụng dẫn đầu. 
Sau đó, cảnh sát giao thông tỉnh Bình Phước đưa cả đoàn, với số lượng hàng ngàn phương tiện ô tô, xe máy, từ chốt kiểm soát ĐT.741 đến chốt kiểm soát trên Quốc lộ 14 (giáp ranh 2 tỉnh Bình Phước và Đắc Nông).
Mỗi đợt di chuyển, dòng người, xe dài khoảng 1km. Đi đầu là một xe chuyên dụng do cảnh sát giao thông dẫn đường, trong đoàn người ấy, còn có các lực lượng cảnh sát giao thông đi kèm. Cuối đoàn, cũng được bố trí 1 xe chuyên dụng của lực lượng cảnh sát giao thông.
 
Xe chuyên dụng của cảnh sát giao thông tỉnh Bình Phước dẫn đầu mỗi đợt để đưa dòng người qua địa bàn Bình Phước. Ảnh: T.N
Xe chuyên dụng của cảnh sát giao thông tỉnh Bình Phước dẫn đầu mỗi đợt để đưa dòng người qua địa bàn Bình Phước. Ảnh: T.N
Suốt tuyến đường đi, lực lượng công an, dân quân tự vệ các xã, huyện của tỉnh Bình Phước cũng được chính quyền huy động chốt kiểm soát. 
Qua sự kiểm soát đó, nhằm đảm bảo các phương tiện đi đúng hành trình, trên tinh thần không để các phương tiện dừng, đỗ trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Và, người đi trên những phương tiện ấy chỉ mượn đường đi qua, tuyệt đối không tự tiện dừng xe ở lại Bình Phước.
 
Sau khi hoàn tất các thủ tục y tế theo đúng quy định, hàng trăm người lên đường, nhập vào dòng người, xe do cảnh sát giao thông dẫn đường, để về nhà. Ảnh: T.N
Sau khi hoàn tất các thủ tục y tế theo đúng quy định, hàng trăm người lên đường, nhập vào dòng người, xe do cảnh sát giao thông dẫn đường, để về nhà. Ảnh: T.N
Trong 5 ngày mà Bình Phước thực hiện giãn cách xã hội, mỗi ngày có từ 2 đến 3 lượt lực lượng chức năng tỉnh Bình Phước làm nhiệm vụ dẫn đường, với số lượng ngàn phương tiện đi qua địa bàn tỉnh Bình Phước, để về địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
Theo chính quyền địa phương, việc làm trên chỉ là giải pháp tình thế, nhằm tránh ùn tắc giao thông và không để lây nhiễm chéo trong cộng đồng.
Thêm một số hình ảnh dòng người đổ về Tây Nguyên qua địa bàn tỉnh Bình Phước:
 
Đa số người về nhà đều là những sinh viên, học sinh, người lao động... Họ cho biết, Sài Gòn đang giãn cách, dịch bệnh phức tạp, nên tất cả không đi làm. Ở Sài Gòn thêm tốn kém tiền thuê nhà trọ, thức ăn eo hẹp... nên về với gia đình là sự lựa chọn tốt nhất. Ảnh T.N
Đa số người về nhà đều là những sinh viên, học sinh, người lao động... Họ cho biết, Sài Gòn đang giãn cách, dịch bệnh phức tạp, nên tất cả không đi làm. Ở Sài Gòn thêm tốn kém tiền thuê nhà trọ, thức ăn eo hẹp... nên về với gia đình là sự lựa chọn tốt nhất. Ảnh T.N
 
 
 
Dòng người dài cả cây số di chuyển, sau khi có xe chuyên dụng dẫn đường. Ảnh: T.N
Dòng người dài cả cây số di chuyển, sau khi có xe chuyên dụng dẫn đường. Ảnh: T.N
 
Dòng người đi vào nội ô thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước trong đêm. Một bên không bóng người, xe. Một bên dày đặc xe cộ, người lưu thông về các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: Đ.H
Dòng người đi vào nội ô thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước trong đêm. Một bên không bóng người, xe. Một bên dày đặc xe cộ, người lưu thông về các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: Đ.H
 
Dòng người không chỉ với hàng ngàn xe máy, còn có hàng trăm ô tô chạy ngang qua địa bàn TP.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước trong đêm 23/7. Ảnh: Đ.H
Dòng người không chỉ với hàng ngàn xe máy, còn có hàng trăm ô tô chạy ngang qua địa bàn TP.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước trong đêm 23/7. Ảnh: Đ.H
 
Rất nhiều thanh niên trở về nhà trong đêm. Họ mượn đường đi qua Bình Phước, với sự hân hoan, vì được trở về với bố mẹ, người thân đang chờ ở quê nhà. Ảnh: Đ.H
Rất nhiều thanh niên trở về nhà trong đêm. Họ mượn đường đi qua Bình Phước, với sự hân hoan, vì được trở về với bố mẹ, người thân đang chờ ở quê nhà. Ảnh: Đ.H
Theo Thành Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null