Ngôi chợ hàng rong của ông Năm Hấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gần góc đường Kênh 19 Tháng 5 và T1, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP. HCM có một ngôi chợ nhỏ với vài chục quầy sạp. Người dân gọi là “chợ ông Năm Hấp”, người lập ra chợ này.

“Chợ ông Năm Hấp” có gần chục năm nay, người bán người mua phần lớn đều ở trong xóm phố, nghèo như nhau.

Họ “tiền thân” là những người buôn bán hàng rong trên vỉa hè, lòng đường, suốt ngày phường phải cử lực lượng đẩy đuổi. Cả hai bên đều khổ. Cho tới một ngày khu chợ ra đời.

 

Ông Năm Hấp trò chuyện cùng những người buôn bán trong khu chợ mang tên ông trên đường T1 (quận Tân Phú, TP. HCM).
Ông Năm Hấp trò chuyện cùng những người buôn bán trong khu chợ mang tên ông trên đường T1 (quận Tân Phú, TP. HCM).

Tấm lòng và ngôi chợ

Ông Năm Hấp tên đầy đủ là Lý Văn Hấp, năm nay 70 tuổi và có 39 tuổi Đảng. Khu đất hương hỏa của ông trước đây trải dài từ mặt tiền đường Lê Trọng Tấn vào đường Kênh 19 Tháng 5.

Khi Nhà nước giải tỏa để cải tạo kênh, đất của ông bị cắt khoảng 2.000 m2 và nhận tiền đền bù với giá 90.000 đồng/m2. Với giá cả hồi đó, “nếu đi đám cưới phải bù thêm 10.000 đồng mới đủ cái bao thơ” - ông cười nói.

Những năm 2007 - 2008, khi đường dọc kênh được nâng cấp thì dân cư kéo về nhiều, dịch vụ mọc lên, những gánh hàng rong của dân tứ xứ tụ về, đặc biệt tại góc ngã tư Kênh 19 Tháng 5 - T1.

Từ một vài người buôn bán ban đầu, dần dần nhiều người đổ về đây bán hàng khắp lề đường, rồi tràn ra lòng đường. Ngày nào ông Năm Hấp cũng thấy cảnh đẩy đuổi của lực lượng trật tự đô thị phường với những người mua bán lấn chiếm lòng đường.

“Mỗi lần lực lượng phường kiểm tra, những người bán hàng rong chạy nháo nhào đẩy xe, kéo sạp tìm nơi nấp. Có hôm bí quá họ đẩy cả xe vào nhà tôi, đồ đạc vướng víu, có vụ chết người do lòng lề đường bị lấn chiếm” - ông Hấp nhớ lại.

Từng kinh qua nhiều chức vụ như phó bí thư Đoàn phường (phường 15, quận Tân Bình cũ) rồi phó chủ tịch phường (năm 1978 - 1988), Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân..., ông Hấp rất đồng cảm với chuyện lập lại trật tự lòng lề đường mà chính quyền địa phương thực hiện, đặc biệt vì vấn đề an toàn giao thông.

Tuy vậy, ông Hấp cũng thông cảm với những người bán hàng rong: vì miếng cơm manh áo nên họ phải bám víu vỉa hè, lòng đường. Vì vậy, suy nghĩ dẹp hết trường hợp lấn chiếm hay để người dân buôn bán cứ giằng xé trong ông.

Biết được tâm tư này của ông Năm Hấp, lãnh đạo UBND phường Tây Thạnh tiếp cận ngay, vận động ông Hấp cho mượn khu đất trống khoảng 800m2 để đưa những người bán hàng rong vào, một mặt vừa hỗ trợ địa phương sắp xếp lại trật tự lòng lề đường, mặt khác cũng giúp những người mua bán hàng rong có nơi có chỗ mưu sinh.

Như được “gãi đúng chỗ ngứa”, ông Hấp gật đầu cái rụp, thế là một ngôi chợ cho những người bán hàng rong được lập ra. Lúc này là năm 2009. Lúc cao điểm có hơn 50 hộ buôn bán kinh doanh.

Để chợ cho ra chợ, ông Năm kêu thợ về làm mái tôn che mưa che nắng, “chớ để mỗi hộ dựng cây dù thì thấy nhếch nhác quá, mà gió quật ngã lên ngã xuống tội người ta”.

Nền chợ cũng được ông láng ximăng, kéo điện, nước và thuê cả dịch vụ vệ sinh. Ông Hấp thu mỗi lô sạp ở đây 10.000 đồng/sạp/ngày và hiện giờ là 30.000 đồng/sạp/ngày.

Tiền này ngoài bù đắp chi phí đầu tư, trả tiền điện nước, dọn vệ sinh thì ông dành một phần nấu những bữa ăn từ thiện.

Mỗi tháng hai bận vào ngày rằm và mùng 1, hàng xóm vẫn thấy vợ chồng ông tất bật chạy lên đình Tây Thạnh lo bữa cơm chay cho những người lao động nghèo, người bán vé số...

Giữ lời hứa 
với địa phương, 
với người nghèo

Có người thấy khu đất ông Năm Hấp đẹp, lại thu ba cọc ba đồng tiền sạp nên đặt vấn đề thuê luôn làm kho bãi, trả giá cao hơn nhưng ông Năm không chịu.

Ông nói lý do đơn giản rằng: “Vì mình có điều kiện kinh tế hơn nhiều trường hợp khác và vì lời hứa, sự cam kết của người đảng viên đối với địa phương nên sẽ giữ ngôi chợ này đến khi nào có thể”.

Còn hồi đó nhận lời cho làm chợ rồi, ông Năm cũng lăn tăn: lỡ mai mốt quy hoạch thành chợ luôn thì sao, đất đai đâu chia cho 5 người con? Nhưng chỉ nghĩ vậy thôi chớ cũng tặc lưỡi cho qua...

Chị Thạch Thị Thanh (34 tuổi, quê Trà Vinh), bán trái cây tại chợ, cho biết chị cùng chồng và hai con ở quê lên TP. HCM làm ăn, chồng làm công nhân, vợ bán trái cây.

Trước đây, chị bán hàng tại vỉa hè đường Lê Trọng Tấn nên thường xuyên bị kiểm tra xử phạt và thu hàng hóa. Buôn bán như vậy rất lo sợ, mỗi lần bị thu đồ là coi như đứt vốn.

“Nhờ bác Năm Hấp cho vô đây bán nên an tâm hơn nhiều, hết lo bị kiểm tra thu đồ. Chính quyền cũng hay tới hỏi han, nhắc nhở mọi người đảm bảo an ninh trật tự và an toàn vệ sinh” - chị Thanh nói.

Còn chị Bùi Thị Trang trước làm công nhân, sau chuyển sang buôn bán lề đường, lúc nào cũng nơm nớp lo bị kiểm tra, tịch thu hàng hóa. “Thế rồi tôi được chú Năm Hấp vận động vào chợ, buôn bán ổn định tới bây giờ” - chị Trang chia sẻ.

Nói về tương lai ngôi chợ mình thành lập, ông Năm Hấp cho biết trong xu thế văn minh, hiện đại và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang được đặt lên hàng đầu, ông mong muốn những người mua bán hàng rong ở chợ có được một nơi mua bán đàng hoàng hơn, vệ sinh, văn minh hơn như các chợ lớn hoặc siêu thị. “Nhưng chuyện này quá sức của mình” - ông nói.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.