Ngoài học giỏi, nhà vô địch Olympia năm thứ 24 còn… rất có duyên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Đó là nhận xét của thầy giáo Nguyễn Phú Thọ, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Quốc học Huế về Võ Quang Phú Đức (học sinh Trường THPT chuyên Quốc học Huế), nhà vô địch Olympia năm 2024.

Trưa 13.10, chia sẻ với Thanh Niên sau khi Võ Quang Phú Đức vô địch đường lên đỉnh Olympia năm 2024, mang vòng nguyệt quế về cố đô Huế thầy Thọ bày tỏ niềm tự hào, vinh dự khi 1 lần nữa học sinh của trường lại ghi tên trên sân chơi trí tuệ.

Vũ Quang Phú Đức vô địch cuộc thi Olympia năm 2024 với chiến thắng đầy thuyết phục. ẢNH: B.T
Vũ Quang Phú Đức vô địch cuộc thi Olympia năm 2024 với chiến thắng đầy thuyết phục. ẢNH: B.T

Thầy Thọ chia sẻ, Phú Đức là học sinh thứ 7 của trường mang cầu truyền hình Olympia về với Huế và là người thứ 3 dành vòng nguyệt quế đầy tự hào.

"Đức vô địch lần này mang lại nhiều niềm vui cho thầy cô và học sinh của trường. Đó cũng góp phần khẳng định chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và tỉnh Thừa Thiên – Huế nói chung, nhất là khi Thừa Thiên – Huế đang trong quá trình xây dựng thành phố trực thuộc T.Ư, trong đó giáo dục cũng là một điều chủ chốt. Chiến thắng của Đức có ý nghĩa rất quan trọng vào đóng góp trong ngành giáo dục của toàn tỉnh".

Nhận xét về cậu học trò đầy tự hào, thầy hiệu trưởng chia sẻ, Đức là một học sinh xuất sắc, đạt điểm số cao trong lớp và môn toán là môn thế mạnh của chàng trai này.

Đặc biệt của Đức có tính cách rất vui vẻ, hòa đồng và hoạt bác, được bạn bè, thầy cô yêu mến. Nói về thành tích của Đức, thầy hiệu trưởng gói gọn rằng: "Cậu học trò này có quá nhiều thành tích, nhưng thể hiện rõ nhất là màn trình diễn ở đường lên đỉnh Olympia, kiến thức toàn diện và chiến thuật thi đấu thông minh".

Ấn tượng nhất của thầy Thọ về "nhà leo núi" này không chỉ về trình độ học tập mà còn ở tính cách và cách ứng xử của em. "Phú Đức rất dễ thương, ai gặp lần đầu đều cũng sẽ cảm mến ngay bởi em có tính cách gần gũi, hòa đồng và cách nói chuyện rất có duyên",

Thầy Thọ chia sẻ, với kết quả trên Phú Đức sẽ nhận bằng khen theo có quyết định của HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế, đồng thời nhà trường sẽ tổ chức lễ đón tiếp nhà vô địch này này khi em trở về Huế.

Sáng 13.10, tại trận chung kết cuộc thi đường lên đỉnh Olympia năm 2024, Võ Quang Phú Đức đã có phần trình diễn trí tuệ đầy thuyết phục. Anh chàng luôn dẫn đầu ở cả 4 vòng thi, về đích với 235 điểm, trở thành nhà vô địch Olympia năm 2024, một lần nữa mang vòng nguyệt quế về cho cố đô Huế.

Theo Lê Hoài Nhân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Giới thiệu nét đẹp quê hương thông qua video AI

Giới thiệu nét đẹp quê hương thông qua video AI

(GLO)- Nhằm phát huy tiện ích của trí tuệ nhân tạo (AI), nhóm tác giả của Trường THCS Chu Văn An (thị trấn Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã sáng tạo các video tích hợp giới thiệu nét độc đáo của lễ hội truyền thống, danh lam thắng cảnh nhằm giúp cho việc học môn Giáo dục địa phương tốt hơn.
Trao niềm tin, gieo cơ hội

Trao niềm tin, gieo cơ hội

(GLO)- Tôi có một cô bạn từ thời đại học. Cô ấy là giáo viên tiếng Anh tại một trường THCS ở một tỉnh phía Bắc. Cách đây vài năm, bạn tôi mở một trung tâm dạy ngoại ngữ cũng khá lớn tại thành phố. Cô ấy có một cậu con trai đang học THCS.
Lợi ích khi cho trẻ học tiếng Anh trong giai đoạn “vàng”

Lợi ích khi cho trẻ học tiếng Anh trong giai đoạn “vàng”

(GLO)- Trong thời đại toàn cầu hóa, việc học tiếng Anh trong giai đoạn “vàng” (từ 4-6 tuổi) đã trở thành chìa khóa phát triển bản thân trẻ em trong độ tuổi này, giúp nuôi dưỡng niềm yêu thích tiếng Anh, nâng cao tư duy logic, tư duy phân tích và khả năng thể hiện ý tưởng sáng tạo.

Anh em sinh đôi, người là thủ khoa, người xuất sắc

Anh em sinh đôi, người là thủ khoa, người xuất sắc

Những năm trước, anh em sinh đôi này đều xuất sắc giành học bổng, được chi trả toàn bộ chi phí học tập lẫn sinh hoạt từ bậc đại học đến tiến sĩ. Mới đây, khi hoàn thành chương trình ĐH, họ cùng nhau tốt nghiệp loại xuất sắc, trong đó người em là thủ khoa đầu ra.
Vì sao giới trẻ ngại nói ở đời thực?

Vì sao giới trẻ ngại nói ở đời thực?

(GLO)- Trong thời đại số hiện nay, giới trẻ có xu hướng trao đổi qua tin nhắn, mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok… Bởi họ cảm thấy khó khăn và thiếu tự tin khi giao tiếp trực tiếp. Điều này, có phải là hồi chuông cảnh báo sự phát triển kỹ năng của giới trẻ và xây dựng mối quan hệ xã hội không?