Nghiêm trị hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TPHCM vừa kiểm tra đột xuất và phát hiện 3 cơ sở trên địa bàn huyện Củ Chi, Hóc Môn và TP Thủ Đức kinh doanh bắp chuối, rau muống bào ngâm tẩm hóa chất.

Điều này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo, vấn đề vệ sinh ATTP tại thành phố đã đến mức báo động, khiến người tiêu dùng luôn có cảm giác lo lắng không yên vì bị thực phẩm bẩn bủa vây. Dư luận tiếp tục đặt câu hỏi: Còn bao nhiêu cơ sở không đảm bảo ATTP chưa được phát hiện đang ngày đêm âm thầm giết hại đồng bào?

Thống kê của Bộ Y tế, nửa đầu năm nay, nước ta đã xảy ra hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có nhiều vụ nghiêm trọng như: ngộ độc botulium, ngộ độc rượu, ngộ độc nấm rừng hay ngộ độc do ăn uống tập thể... ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tiền bạc của người dân.

Chưa bao giờ, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm lại trở thành mối quan tâm hàng đầu như hiện nay khi những vụ việc ngộ độc thực phẩm khắp các địa phương ngày càng phổ biến. Thực phẩm bẩn vẫn tồn tại, đe dọa sức khỏe, tính mạng của cộng đồng, ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi và là tác nhân gây ra các bệnh ung thư, cướp đi mạng sống của nhiều người.

Theo Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), mỗi năm nước ta có khoảng 180.000 người mắc bệnh về ung thư, u bướu và mỗi ngày qua đi lại có hàng trăm người bị chết vì những căn bệnh này và một trong những nguyên do là thực phẩm bẩn. Điều đáng báo động là hàng ngày, hàng giờ, ngoài những nguyên nhân trực tiếp, nhiều người đang tiếp sức làm hại chính cộng đồng và bản thân vì lợi nhuận trước mắt bằng những loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật cấm.

Thời gian qua, công tác bảo đảm ATTP ở nước ta luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Điển hình, cuối năm 2022, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị 17 về “Tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới”, trong đó nhấn mạnh: tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, ATTP; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, ATTP; chủ động phòng chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực an ninh, ATTP. TPHCM cũng đang rốt ráo thành lập Sở An toàn thực phẩm nhằm quản lý, siết chặt và có thẩm quyền xử phạt mạnh tay hơn nữa vấn đề an toàn thực phẩm cho hơn 8,9 triệu người dân trên địa bàn.

Hơn lúc nào hết, các cơ quan chức năng cần điều chỉnh các văn bản luật, quy định có liên quan đến vệ sinh ATTP cho phù hợp với tình hình đất nước; khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về những văn bản pháp luật liên quan đến ATTP. Được dùng thực phẩm sạch, an toàn là yêu cầu chính đáng của người dân và điều đó phải trở thành hiện thực trong tương lai gần.

Để đáp ứng điều này, tình trạng mất vệ sinh ATTP phải được xử lý ngay và nghiêm. Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa ngắn hay dài phụ thuộc vào năng lực của các cơ quan quản lý, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất - kinh doanh và ý thức của người tiêu dùng.

Đã đến lúc phải coi hành vi buôn bán, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ thực phẩm bẩn là tội ác và phải được xử lý thích đáng, thậm chí truy tố trước pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Thả gà ra để đuổi

Thả gà ra để đuổi

Những ngày qua, hàng trăm người dân ở xã Quỳnh Long và một số xã khác thuộc H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) hoang mang khi nhận được tin báo nhóm người đứng ra huy động tiền của họ bằng hình thức cho vay lãi suất cao bất ngờ tuyên bố không còn khả năng trả nợ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.