Nghiệm thu đề tài "Lịch sử và văn hoá vùng đất An Khê, Gia Lai"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 9-10, tại TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh tổ chức hội nghị nghiệm thu đề tài “Lịch sử và văn hoá vùng đất An Khê, Gia Lai”. Đề tài do UBND Thị xã An Khê chủ trì, Thạc sĩ Nguyễn Hồng Thắng- Giáo viên trường THCS Mai Xuân Thưởng (Thị xã An Khê) làm chủ nhiệm.
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Thắng trình bày tóm tắt đề tài trước hội đồng Khoa học và Công nghệ. Ảnh: Hoàng Ngọc
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Thắng trình bày tóm tắt đề tài trước hội đồng Khoa học và Công nghệ. Ảnh: Hoàng Ngọc
Sau 2 năm triển khai, đề tài “Lịch sử và văn hoá vung đất An Khê, Gia Lai” có dung lượng hơn 400 trang, gồm 3 phần chính: “Thiên nhiên, con người, lịch sử và văn hoá vùng đất An Khê” (phần thứ nhất); “Lịch sử vùng đất An Khê từ thế kỷ XVII đến nay” (phần thứ 2); “Văn hoá dân gian vùng đất An Khê” (phần thứ 3). Đề tài tập trung nghiên cứu những giá trị lịch sử và văn hoá của vùng đất An Khê ngày nay gắn với không gian vùng đất Tây Sơn Thượng đạo xưa, qua đó giới thiệu những giá trị văn hoá-lịch sử độc đáo góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị này trên. 
Đề tài được Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh nhất trí đánh giá đạt yêu cầu.
Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.