Nghiêm cấm trục lợi, nâng giá vật liệu xây dựng dự án cao tốc Bắc-Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhu cầu sử dụng các loại vật liệu để phục vụ thi công cho toàn dự án rất lớn với khối lượng đất đắp khoảng 60,7 triệu m3, khối lượng đá khoảng 21,5 triệu m3, cát khoảng 10,8 triệu m3...
 
Nhà thầu xây lắp đẩy nhanh tiến độ thi công đoạn Cao Bồ-Mai Sơn thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc-Nam phía Đông. (Ảnh: Đức Phương/TTXVN)
Nhà thầu xây lắp đẩy nhanh tiến độ thi công đoạn Cao Bồ-Mai Sơn thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc-Nam phía Đông. (Ảnh: Đức Phương/TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công văn về việc bảo đảm đủ nguồn cung vật liệu xây dựng phục vụ thi công Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Xét báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long thực hiện nghiêm Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm đủ nguồn cung vật liệu xây dựng phục vụ thi công Dự án; nghiêm cấm tình trạng trục lợi, đầu cơ, nâng giá.
Dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông đang được Bộ Giao thông vận tải triển khai thực hiện với 11 dự án thành phần, tổng chiều dài 654km, đi qua địa bàn 13 tỉnh.
Nhu cầu sử dụng các loại vật liệu để phục vụ thi công cho toàn dự án với khối lượng rất lớn: Khối lượng đất đắp khoảng 60,7 triệu m3, khối lượng đá các loại khoảng 21,5 triệu m3, cát các loại khoảng 10,8 triệu m3...
Thời gian vừa qua, báo chí có phản ánh về việc thiếu nguồn vật liệu phục vụ Dự án. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương liên quan đánh giá và có giải pháp phù hợp.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã trực tiếp kiểm tra hiện trường, làm việc với lãnh đạo các tỉnh và các sở, ngành liên quan của địa phương.
(TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất