"Nghề"... tận diệt chim rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiện nay, nhiều người ở Quảng Bình xem bắt chim là một nghề để mưu sinh...

“Nghề” bẫy chim

Từ trước, bẫy chim chỉ được coi là thú vui, chưa được gọi là “nghề”. Nhưng trong đời sống xã hội hiện nay, việc bẫy chim đã trở thành một “nghề” bởi lẽ người làm nghề này không những có đủ "ngón nghề" mà còn tập trung làm duy nhất công việc đó. “Nghề” bẫy chim cung cấp ra thị trường món “hàng hóa” đặc thù và mang lại thu nhập cao cho người đi bẫy.

 

Lưới được giăng khi mờ sáng, lúc chim rừng chưa thức dậy.
Lưới được giăng khi mờ sáng, lúc chim rừng chưa thức dậy.


Anh Kim Th. (Tuyên Hóa, Quảng Bình) nuôi rất nhiều loại chim khác nhau.

Trong cửa hàng bán và sửa chữa điện thoại của anh Th. có hơn 2 chục chiếc lồng chim với đủ các loại chim từ họa mi, chích chòe lửa, chào mào, khướu… đến những con chim hút mật hoa (chim ruồi) có đầu cổ lông màu đỏ chót, chiếc mỏ cong dài để hút mật hoa, nhụy hoa cũng được bẫy về nuôi.

Th. kể có gần chục con chim hút mật được nuôi nhưng đều bị chết, cứ mỗi lần bẫy được con mới thì lại tìm cách thay đổi khẩu vị pha chế nước thức ăn cho nó, sau nhiều lần cũng thành công.

Ah Th. đã bỏ nghề điện thoại để chuyển sang bẫy, rập chim. Quán điện thoại cũ của anh Th. thành nơi mọi người đến giao lưu, mua bán và thi thố luyện chim. Vào nghề mới, với những “đồ nghề” như keo dính, lưới bẫy chim, và lồng bẫy, lều bạt vải và loa phát có điều khiển từ xa.

Địa điểm “đánh” chim của anh Th. rất nhiều nơi, nhưng ưa thích nhất là vùng thôn Kim Lịch, xã Kim Hóa. Ở đây có đồi núi, có sông, thưa dân cư nên nhiều chim chào mào, chích chòe than,.. sinh sống và kiếm ăn. Cây thấp, nguồn thức ăn dồi dào nên chim chuyền cành và ăn dưới đất nên dễ dàng cho việc mắc lưới dụ đàn chim.

 

 Kim Th. đang gỡ những con chim bị dính lưới.
Kim Th. đang gỡ những con chim bị dính lưới.


“Mỗi thợ bẫy chim có một khu vực ưa thích để hoạt động, và thường đi từ 2 đến 3 người để hỗ trợ nhau khi bắt bẫy và chăm sóc chim mới bẫy được. Vùng nào nhiều chim thì đánh 4-5 lần là chuyển đi chỗ khác vì hết chim. Khi nào chim nơi khác tìm về đó thì lại quay lại.

Ở Quảng Bình chủ yếu bẫy lưới và bẫy đấu, còn ở các tỉnh khác họ nuôi chim cú mèo để bẫy các loại chim. Bởi chim cú mèo ít khi kêu, nhưng nó mang trong mình mùi hôi đặc trưng nên khi xuất hiện ở đâu là các loại chim khác kêu gọi nhau đến xua đuổi nên bị dính bẫy hoặc lưới giăng” anh Th. chia sẻ về nghề.

Anh Th. cho biết mùa bẫy chim kéo dài từ tháng 3, khi chim vào mùa sinh sản đến tháng 9, 10 lúc chim thay lông, nhập thành từng đàn lớn để tránh trú đông. Vào tháng 4, 5 chim ngoài tự nhiên đang giai đoạn sinh sản nên bẫy chim bằng lưới ít được, chủ yếu là bẫy đấu bằng chim mồi.

Vào rừng bẫy chim

P.V đã theo anh Th. đi ngược lên xã Kim Hóa để tận mắt chứng kiến công việc bẫy chim bằng lưới. Để bẫy được chim, thợ bẫy phải đi sớm, khi dàn cọc căng lưới xong thì trời vừa sáng, đàn chim đi ăn nghe âm thanh phát ra từ loa phát sẽ kéo nhau đến. Nếu giăng lưới muộn “trời sáng rõ mình mắc lưới sẽ làm chim phát hiện và bỏ đi nơi khác, khó dụ về được” anh Th. cho biết.

 

Một buổi bẫy chim, Th đã bắt được khá nhiều chim chào mào và “chim thịt”
Một buổi bẫy chim, Th đã bắt được khá nhiều chim chào mào và “chim thịt”


Đến ngọn đồi cây bụi thấp, anh Th nhanh chóng mắc 2 tay lưới vào các cọc tre đã được dựng sẵn theo hình chữ V giống như một cái túi ở phía cuối ngọn đồi. Mỗi tay lưới được làm bằng sợi dù màu đen, chiều dài 30m và cao 5m ngang tầm với các cây bụi ở đây. Mắc lưới xong, anh Th đặt loa phát ra những âm thanh của chim chào mào, và tránh đi chỗ khác để theo dõi.

“Khi chọn mua lưới bẫy chim thì mua màu đen hoặc trắng, lưới làm bằng sợi dù thì bền nhưng lưới làm bằng sợi cước thì nhạy (dính) chim hơn”-anh Th. chia sẻ kinh nghiệm.

Khi phát hiện những âm thanh lạ xuất hiện, anh Th. ra dấu tôi im lặng rồi chạy vòng ra phía sau những con chim chào mào kêu rích rích và nhặt đá ném liên tục cho những con chim này chuyền cành về phía lưới giăng. Những con chim hoảng hốt chuyền cành thấp bay về phía lưới đón lõng.

Kết quả lần đuổi đầu tiên, 2 con chim chào mào và 4 con chim P.V không biết tên bị dính lưới, chỉ có vài con thoát nạn bay về phía bờ suối gần đó.

Chim chào mào được gỡ nhốt vào lồng mang theo, những chú chim lạ kia được gọi là “chim thịt” vì không đúng loại chọn đánh bắt.

“Chim thịt” bị bóp chết để khỏi kêu, làm hoảng loạn những con chim đang kiếm ăn gần đó. “Chim thịt” bẫy được mang về làm mồi nhậu bởi những loại chim này khó nuôi, hoặc nuôi hót không hay nên khách không mua.

Từ sáng đến trưa, sau 5 lần đuổi chim như vậy, anh Th. đã bắt được 13 con chào mào thường và 2 con chào mào xanh, gần 20 con "chim thịt" khác. Chim ở nhà chưa nhập hết nên anh Th. không bắt thêm, mà hạ lưới để về.

“Bẫy chim rừng thì dân họ đi tranh thủ những ngày rỗi rãi, nhưng giờ thì nhiều người vì đam mê, và có kinh doanh được nên kéo nhau đi bẫy tràn lan. Cứ thấy chim gì giá trị là thông tin cho nhau để bẫy bắt cho được. Nếu trước đây thợ bẫy chỉ bắt chim trống và thả chim mái để sinh sản, thì nay chim mái cũng bị bắt biệt để về bán cho khách nuôi ghép đẻ, nuôi thả phóng sinh hay nuôi cho con nhỏ chơi…bán rẻ cũng có được ít lít xăng xe” trên đường về anh Th. kể.

 

Anh M ở xã Xuân Trạch đang trên đường vào rừng để bẫy chim.
Anh M ở xã Xuân Trạch đang trên đường vào rừng để bẫy chim.


Khác với anh Th., anh M. trú ở xã Xuân Trạch (huyện Bố Trạch) một người chuyên bẫy đấu (bẫy lồng sập có chim mồi) các loại khướu và chích chòe lửa ở khu vực rừng Ngọn Rào vùng đệm Phong Nha.

Anh M. cho biết ngày trước chim bẫy về được nhiều vì có thể sang rừng bảo tồn Phong Nha-Kẻ Bàng bẫy trộm. Mấy năm nay lực lượng bảo vệ rừng nghiêm ngặt không vào được, nên chỉ bẫy ở khu vực rừng phía ngoài thôi. Giờ rừng đệm cũng ít chim vì rừng thu hẹp nhiều, rừng trồng thì chim ít về. Chim ít nên giá bán chim có cao hơn các năm trước.

Khi chim bố mẹ bị con người bắt thì những con chim non mùa sinh sản cũng sẽ chết vì đói trong tổ. Và mỗi ngày trôi qua, có rất nhiều người đi bẫy chim khắp nơi ở Quảng Bình như vậy thì số lượng chim bị giảm sút đáng kể.

Còn nữa (theo infonet)

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Sau khi Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết 193/2025/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia ra đời.

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.