Năm 2023, đột phá về hạ tầng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 của TPHCM là tạo sự đột phá về hạ tầng, trong đó đáng chú ý là một số dự án, công trình trọng điểm như:
Tuyến metro số 1 sẽ đưa vào vận hành vào năm 2023. Trong ảnh, tàu chạy thử nghiệm trên tuyến metro số 1. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Tuyến metro số 1 sẽ đưa vào vận hành vào năm 2023. Trong ảnh, tàu chạy thử nghiệm trên tuyến metro số 1. Ảnh: Hoàng Hùng
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM
Dự án có tổng chiều dài khoảng 76,34km, đi qua địa phận TPHCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, với tổng mức đầu tư 75.378 tỷ đồng. Dự án được chia thành 8 dự án thành phần, tổng mức đầu tư 2 dự án thành phần trên địa bàn TPHCM là 48.022 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương chiếm 50%, ngân sách TPHCM góp 50%.
Đây là dự án quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở miền Nam, cũng là lần đầu tiên được Chính phủ giao cho các địa phương làm cơ quan chủ quản triển khai dự án. TPHCM là đầu mối thay mặt 4 tỉnh, thành triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư. TPHCM phấn đấu tháng 6-2023 khởi công, năm 2025 cơ bản hoàn thành và năm 2026 hoàn thành đưa vào sử dụng.
Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1, Bến Thành - Suối Tiên
Tổng chiều dài 19,7km, gồm 2,6km đi ngầm và 17,1km trên cao, với 14 nhà ga. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng; trong đó, tổng số vốn vay là hơn 38.200 tỷ đồng. Hiện dự án đã thi công đạt hơn 93% khối lượng, các hạng mục chính của dự án đã cơ bản hoàn thành. Ngày 21-12, Ban Quản lý Đường sắt đô thị tổ chức chạy thử nghiệm đoàn tàu từ ga Suối Tiên đến ga Bình Thái. Sau thời gian mong đợi của người dân thành phố, dự kiến đến cuối năm 2023, công trình được hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Dự án tuyến đường sắt đô thị số 2, Bến Thành - Tham Lương
Dự án có tổng chiều dài 11,042km, gồm 9,091km đi ngầm và 1,951km đi trên cao, với 10 nhà ga (9 nhà ga ngầm, một nhà ga trên cao). Tổng mức đầu tư dự án là 47.890,84 tỷ đồng; trong đó số vốn vay là 37.486,97 tỷ đồng. TPHCM chuẩn bị khởi công dự án trong năm 2023-2024, hoàn thành dự án vào năm 2028.
Dự án xây dựng cầu Cần Giờ
Cầu Cần Giờ nối huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè, dài hơn 3,6km với 6 làn xe, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 10.000 tỷ đồng. Năm 2023, TPHCM chuẩn bị thủ tục đầu tư để năm 2024 khởi công và phấn đấu hoàn thành vào năm 2028. Khi hoàn thành, cầu Cần Giờ sẽ thay thế cho phà Bình Khánh, kết nối khu Nam TPHCM với huyện Cần Giờ.
Dự án cao tốc TPHCM - Mộc Bài
Năm 2023, TPHCM phấn đấu hoàn tất lập dự án, lựa chọn nhà đầu tư và khởi công trong năm 2024, hoàn thành cùng với Vành đai 3 (năm 2026). Cao tốc này là điểm đầu của Vành đai 3 và kết nối với Vành đai 4 nên có ý nghĩa chiến lược về kết nối vùng. Dự án cao tốc TPHCM - Mộc Bài dài khoảng 50km, trong đó có 23,7km đi qua TPHCM, 26,3km đi qua tỉnh Tây Ninh, với tổng mức đầu tư dự án khoảng 16.729 tỷ đồng. Dự kiến, cao tốc sẽ được thi công trong 3 năm và hoàn thành vào năm 2027.
Ngoài ra, cuối năm 2022, có các công trình trọng điểm vừa khởi công là: dự án mở rộng quốc lộ 50; đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa kết nối với nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; và nút giao An Phú.
Theo KHÁNH CHÂU (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

(GLO)- Nhiều khách phương xa rất thích thú khi được lên xuống trên những con dốc dài giữa phố núi Pleiku. Địa hình đồi núi mang đến sự khác lạ về tầm mắt, thay đổi về cảm xúc và đầy thêm trải nghiệm về một vùng đất. Bản sắc ấy của đô thị cao nguyên đang được bảo tồn một cách đầy chủ ý.
Đưa thiên nhiên vào không gian công sở

Đưa thiên nhiên vào không gian công sở

(GLO)- Sự hiện diện của màu xanh thiên nhiên như xương rồng mini, chậu kiểng lá nhỏ xinh nơi góc bàn làm việc cá nhân, nơi không gian giao dịch không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn cho mọi người mà góp phần lan tỏa hình ảnh công sở xanh, thân thiện với môi trường.