Mười năm hẹn với cây trà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mười năm trước, một người nông dân đã dẫn những nhà khoa học đi tìm cây trà hoa vàng Đà Lạt nơi những khu vực rừng sâu. Và hôm nay, những cây trà nhỏ xíu đang quay lại, bén rễ trên những mảnh vườn - rừng của người nông dân xứ núi.
Chăm sóc cây trà con trong vườn ông Trần Văn Minh, thôn Phát Chi, xã Trạm Hành

Chăm sóc cây trà con trong vườn ông Trần Văn Minh, thôn Phát Chi, xã Trạm Hành

Lời hẹn mười năm

Ông Tô Trung Dũng, nông dân thôn Phát Chi, xã Trạm Hành (Đà Lạt) vốn là người yêu rừng, mày mò với rừng. Trong những dịp đi rừng, nhất là những khu rừng sâu, rừng già, ông Dũng chú ý tới một loài cây bụi sống dưới tán rừng với những bông hoa vàng tươi tắn. Ông chụp ảnh, ghi chú nơi sinh sống của loài cây ấy.

Và vào năm 2013, một đoàn các nhà khoa học Việt Nam - Nhật Bản đã tới Trạm Hành tìm kiếm dấu vết về loài cây thuộc họ trà với những bông hoa vàng đặc sắc: cây trà hoa vàng Đà Lạt. Ông Tô Trung Dũng là người đưa các nhà khoa học leo rừng lội suối, tìm đến những nơi cây trà sinh sống, mọc thành cụm hoặc mọc đơn lẻ. Ông bảo, những nhà khoa học rất say mê với cây trà hoa vàng. Họ lặn lội khắp các khu vực núi quanh khu vực rừng già trên đèo D’ran, chụp hình, quay phim, đo đạc kỹ từng cá thể trà, nơi sinh trưởng và nhiều vấn đề. Họ cũng hỏi ông Dũng và nhiều bà con về nhiệt độ, thời tiết, những nét riêng của xứ rừng D’ran, về hiểu biết của người dân về cây trà hoa vàng. Ông Dũng giữ gìn kí ức về đoàn khoa học ấy như một kỷ niệm đẹp của người nông dân yêu rừng.

Không ngờ, mười năm sau, những cây trà đã trở lại với cuộc sống của người Trạm Hành. Từ một dự án của Hội Nông dân TP Đà Lạt về việc trồng xen trà hoa vàng trong vườn cà phê, vườn cây trồng xen, nhiều nông dân đã được Hội đưa giống trà hoa vàng, phân bón, chuyển giao kỹ thuật canh tác. Những cây trà nhỏ xíu, với những chiếc lá mỏng mảnh đã đi một vòng tròn, từ rừng Đà Lạt trở về vườn bảo tồn, nhân giống và quay lại mảnh đất Trạm Hành, nơi những cây trà mẹ rời đi. Lần trở về này, những cây trà hoa vàng mang trong mình một niềm tin, ấy là sống khỏe, phát triển tốt trong vườn của người nông dân, góp phần tạo hệ sinh thái vườn - rừng bền vững. Và, người góp phần đưa cây trà quay về vườn rừng cũng là một thành viên trong đoàn khoa học khảo sát năm nào, Tiến sỹ Lương Văn Dũng - Khoa sinh học, Trường Đại học Đà Lạt.

Cây trà trên đất vườn rừng

Ông Nguyễn Ngọc Đãi, nông dân thôn Phát Chi, xã Trạm Hành đang chăm sóc đám trà hoa vàng 8 tháng tuổi, được trồng xen với vườn cà phê đang tuổi kiến thiết của gia đình. Ông Đã bảo, cây trà nhỏ xíu, khi tới tay nhà nông mới cao chừng 12-15 cm. Sau một mùa khô, đất cằn, khô khát, một vài cây con đã gục ngã. Còn hầu hết những cây trà con đã vững vàng qua được mùa hạn, đâm chồi nảy nhánh. Ông Đãi cho biết, cây trà trong rừng là cây ưa bóng, vườn nhà ông lại là cà phê tái canh, bóng mát chưa nhiều nên cây lớn chậm. Ông tin chắc, sau mùa mưa này, những cây trà đã bén rễ sẽ lớn rất nhanh.

Ông Trần Văn Minh cũng nhận 400 cây trà hoa vàng con từ dự án của Hội. Trồng xen trong vườn cà phê trưởng thành nên những cây trà được che bóng tốt, sức sống rất mạnh. Cây lớn khá nhanh, đã cao hơn 10 cm so với khi xuống giống. Thời gian đầu, cây trà được nông dân bao bọc, che chắn rất kỹ bằng túi bạt, tránh mưa, gió và ánh nắng ảnh hưởng tới cây trà non. Ông Minh cho biết, Hội Nông dân giao giống, giao phân bón và chuyển giao kỹ thuật canh tác tại vườn, có cả tham quan tại các vườn trà hoa vàng tại Đạ Huoai. Và người chuyển giao lại chính là Tiến sỹ Lương Văn Dũng, người đã có thời gian dài lặn lội đất Trạm Hành tìm kiếm cây trà hoa vàng.

Ông Nguyễn Đức Công, Chủ tịch Hội Nông dân TP Đà Lạt cho biết, xuất phát từ mục tiêu đa dạng hóa cây trồng, trồng cây dưới tán cà phê để tăng thu nhập và bảo vệ môi trường, Hội đã chọn cây trà hoa vàng Đà Lạt để nông dân Trạm Hành trồng thử nghiệm xen trong vườn cà phê và cây ăn trái. Cây trà được lấy từ Vườn trà hoa vàng đầu dòng thuộc Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng. Điều đặc biệt, một mối duyên là cây trà đầu dòng lại chính là cây trà được sưu tầm từ rừng Trạm Hành vào thời điểm 10 năm trước. Đó là giống Trà mi Đà Lạt, loài cây đặc hữu, một trong 5 loại trà mi của Lâm Đồng, đồng thời là giống trà có khả năng nhân rộng, trồng thương phẩm. Và chính Tiến sỹ Lương Văn Dũng tiếp tục quay trở lại Trạm Hành, trực tiếp hướng dẫn bà con cách chăm sóc cây trà hoa vàng với mong ước cây trà sẽ bén rễ, trưởng thành, khoe sắc vàng trên đất rừng quê hương.

Có thể bạn quan tâm

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

(GLO)- Trong kháng chiến, bên cạnh những người lính cầm súng chiến đấu còn có nhiều phóng viên chiến trường với “vũ khí” là chiếc máy ảnh, cuốn sổ tay, cây bút để ghi lại từng khoảnh khắc của lịch sử. Ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lý Vĩnh Hoa là những nhà báo như vậy.

null