Mười Hương - nhà tình báo thấm đẫm tình người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 15-6, lễ tang ông Mười Hương - Trần Quốc Hương bắt đầu tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng TP.HCM. Nhiều cơ quan đoàn thể từ trung ương đến địa phương, từ quân đội, an ninh đến dân sự đã đến viếng, xếp hàng trong cơn mưa tầm tã, dai dẳng.
Ông Trần Quốc Vượng, thường trực Ban Bí thư, kính viếng hương hồn ông Trần Quốc Hương - Ảnh: TỰ TRUNG
Ông Trần Quốc Vượng, thường trực Ban Bí thư, kính viếng hương hồn ông Trần Quốc Hương - Ảnh: TỰ TRUNG
"Người thủ trưởng mà tôi thương kính nhất" - ông Nguyễn Minh Trí (Mười Thắng), cụm trưởng cụm điệp báo A10, nói. 
Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy, một cựu điệp báo A10, tiếp lời: "Nhắc về ông Mười, trước hết là một con người sắt thép trong hoạt động cách mạng nhưng lại rất hay khóc khi nhắc về đồng đội, đồng chí. Bao nhiêu năm, ai bệnh đau, ai nằm xuống ông đều lụi cụi đến viếng thăm, đều khóc. 
Điều thứ hai là vô cùng khiêm tốn. Ai nói ông là "trùm tình báo", là "bậc thầy" ông đều xua tay: "Tôi chỉ là cái anh chỉ trỏ, công lao là ở các anh ấy (các nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn...)". Ông không nói rằng để "chỉ - trỏ" được trong những thời kỳ ấy cần một bộ óc phân tích mẫn tiệp thế nào, hay để "chỉ - trỏ" được ngay trong những ngày ở địa ngục Chín Hầm đã phải vượt qua trùng trùng hiểm nguy ra sao".
Và những câu chuyện về ông Mười Hương lại không chỉ có chuyện tình báo. Bác sĩ Nguyễn Nguyệt Kiểu - Bệnh viện Đa khoa Cà Mau - mang vòng hoa với dòng chữ "Vô cùng thương tiếc đại ân nhân" đến khi trời đã tối. Câu chuyện của chị về ân nhân của mình thật đặc biệt. 
"Năm 2002, cô Thu (vợ ông Mười Hương - PV) và ông Mười xuống quê tôi là ấp Bà Bèo, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, Cà Mau tổ chức phát thuốc từ thiện. Thấy quê nghèo, hẻo lánh, thiếu thốn, ông bà Mười muốn đầu tư một nhà thuốc ở ấp, lại muốn đầu tư bồi dưỡng để có một bác sĩ ở nơi xa xôi này. 
Lúc đó tôi 19 tuổi, vừa học xong lớp 12 đang học trung cấp kế toán ở Cà Mau. Được người dì giới thiệu, ông bà bảo tôi cố gắng, giải thích sự cần thiết của ngành y rồi đưa lên TP.HCM, đưa về nhà nuôi cho học ôn thi suốt năm, giới thiệu sang các phòng khám thực tập. Tôi đã sống với ông bà, ăn cơm cùng mâm, dành một phòng riêng trong nhà như con gái. 
Sau một năm, vẫn chưa thể thi đủ điểm vào ĐH Y dược, tôi về lại Cà Mau học trung cấp y tế. Ông bà vẫn trợ cấp suốt hai năm rưỡi tôi đi học. Ông dặn: "Ông cho con một nghề để sống và giúp người dân". 
Ra trường, tôi làm y sĩ 12 năm rồi tiếp tục học lên bác sĩ. Đến nay, tôi đã 6 năm trở thành bác sĩ. Trong lòng tôi, cha mẹ là người sinh ra tôi nhưng cô Thu và ông Mười là ân nhân sinh ra sự nghiệp của tôi hôm nay".
Trời tối, ban tổ chức lễ tang đã thông báo tạm nghỉ, mưa vẫn nặng hạt nhưng các đoàn viếng, cá nhân vẫn tiếp tục đến, và những câu chuyện về ông Mười vẫn tiếp tục dài mãi…
Những gì mà những người đồng đội nhắc về con người cách mạng sắt thép, kiên trung được ông Trần Quốc Vượng - ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư - lưu lại trong sổ tang: "Hơn 80 năm hoạt động cách mạng, dù ở bất cứ cương vị công tác, hoàn cảnh nào, và ngay trong hoàn cảnh khốc liệt trước kẻ thù, đồng chí Trần Quốc Hương luôn giữ vững phẩm chất, ý chí, khí tiết của người chiến sĩ cộng sản, không ngừng phấn đấu cho sự nghiệp mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn, đóng góp nhiều công lao cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và lực lượng tình báo Việt Nam".
PHẠM VŨ (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.