Mùa thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tôi đi dưới vòm xanh, thấy nắng dịu và lá khô xào xạc, một sự thản nhiên không chút lo âu trước gió bấc, mưa phùn cận kề nay mai. Tiếng chim vẫn đang thánh thót, thánh thót vượt lên bụi bặm, thánh thót vượt lên bon chen mà nhả những tiếng trong veo tắm gội bầu trời. Và, tôi gọi mùa này là mùa thương.

Vào mùa này, ngày xưa, mẹ tôi thương cỏ lắm. Mẹ thương cỏ vì biết còn héo là đàn bò sẽ đói, vì biết bàn chân con đến trường sẽ buốt khi chạm vào đất lạnh và thương cả thảo nguyên đang mơn mởn bỗng hóa thiếu phụ u buồn. Những cái bụng trâu, bò lép dần, những tiếng chim thưa dần, chỉ còn lại màu héo úa.

Lúc ấy, mẹ tôi phải chặt những thân chuối non ra cho chúng ăn, để rồi nhìn những cây chuối mẹ lại thẫn thờ dưới trăng suông vì mất đi một thứ gì máu mủ. Mẹ tôi nhìn cây lại xót, nhưng trước sự khắc nghiệt của mùa màng đành xoay xở bằng cách ấy.

 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang


Ở đây, từ khi nào phố đã mọc lên nhưng vẫn nằm trọn trong vùng khí hậu của núi rừng. Ngọn đèn được bọc trong sương mù, những mái nhà trong lớp voan trắng mỏng mảnh gợi cho người ta cảm giác được che chở. Ngày bé, tôi hỏi mẹ sao mùa lạnh cây bắp cải, cây rau xà lách lại cuộn tròn, nó giấu điều gì trong đó? Mẹ bảo, chẳng có bí mật gì trong đó cả, nhưng điều đặc biệt nhất chính là những chiếc lá. Cứ thế, lớp nọ ôm ấp che cho lớp kia tạo thành một khối vững chắc. Bởi lẽ đó mà cây rau có hình thù kỳ lạ này có đủ sức chống chịu rét buốt của thiên nhiên vì chúng lá biết thương nhau…

Nhưng ai trong đời không có lúc yếu đuối thấy thương chính bản thân mình? Tôi cũng như cây cỏ, có lúc hào hứng, có lúc bị bạt đi trong gió bão cuộc đời. Trong gió se lạnh đã pha mưa phùn, hơi sương mù của núi cứ thế ngạo nghễ, lấn át rồi bị nuốt trọn vào giá lạnh. Tôi chỉ kịp thấy những sợi mỏng mảnh nhất của nó vắt lên lá bàng, những chiếc lá còn canh giữ mùa thu cho đến giây phút cuối cùng.

Mùa này, tôi thương em vai gầy áo mỏng. Người con gái nào cũng gót nhỏ, đường xa, âu lo, thua thiệt. Con người ta sinh ra đều hồn nhiên như cây lá mùa xuân nhưng đến lúc nở hoa thì mỗi loài một phận. Có khi, còn đang e ấp thì đã đắng đót vết thương lòng. Em cũng như mùa có lúc đỏng đảnh, ẩm ương, có lúc làm một người thương yêu ấm ức nhưng sao ta vẫn không muốn rời xa, vẫn thương nhớ khôn nguôi.

Khi ta biết thương mùa, biết thương ai đó là lúc biết yêu chính tâm hồn mình. Một tâm hồn bình dị như cỏ, quyết liệt như cỏ, chỉ có điều không bao giờ vì một nỗi đau nào mà héo úa. Thương là sự nâng niu cao cả nhất chứ đâu phải vì sự thảm hại trong cách nghĩ về nhau… Với mùa, ta cũng vậy.

 

BÙI VIỆT PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.