Mùa thu hoạch tỏi trên đảo Lý Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đang bước vào vụ thu hoạch tỏi, năm nay tỏi được mùa, năng suất tăng nhiều lần, người dân Lý Sơn đỡ nhọc công chăm sóc.


Mùa trồng tỏi ở Lý Sơn bắt đầu từ tháng 9 năm trước, kéo dài khoảng 5-6 tháng, thu hoạch từ tháng 2-3 năm sau. Hiện nay nông dân đang bước vào vụ thu hoạch. Trên khắp đồng tỏi tấp nập nông dân chuyên chở, nhổ tỏi chất lên xe, kịp phơi khô và bán cho thương lái.

Ông Lê Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết: “Toàn huyện Lý Sơn có gần 327 ha tỏi đang vào vụ thu hoạch, năng suất đạt 80 tạ/ha, tăng gần gấp đôi so với năm trước. Thời tiết thuận lợi nên vụ tỏi đạt chất lượng cao, tỏi to, đều và đẹp. Giá cả ở mức trung bình, ổn định mức 40.000-50.000 đồng/kg”.

 

 Người dân huyện đảo Lý Sơn đang bước vào vụ thu hoạch tỏi. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Người dân huyện đảo Lý Sơn đang bước vào vụ thu hoạch tỏi. Ảnh: NGUYỄN TRANG



Ông Phạm Sơn (xã An Hải, huyện Lý Sơn) trồng 3 sào tỏi, vui mừng khi năm nay ruộng tỏi phát triển tốt. Ông nói: “Năm nay thời tiết thuận lợi, sâu bệnh cũng hạn chế, không có dịch hại cây trồng nên tỏi rất tốt. Nhà tôi thu được 1,8 tấn tỏi, với giá bán 45.000-50.000 đồng/kg tỏi tươi, 80.000-90.000 đồng/kg tỏi khô, bình quân nhà tôi thu về hơn 75 triệu đồng/vụ”.

Mỗi mùa tỏi, ông Sơn cũng như nhiều nông dân trên đảo thường để lại một phần tỏi giống để gieo cấy vụ sau.

Ông Phạm Sơn cũng cho biết: “Năm nay tỏi được mùa nên tỏi cô đơn (tỏi một tép) rất ít, như đồng ruộng của tôi chỉ thu được chưa tới vài kg tỏi cô đơn”.

Bà Nguyễn Thị Nở (xã An Hải, huyện Lý Sơn) trồng hơn 600m2 ruộng tỏi, bà thu về hơn 500kg tỏi tươi. Bà cho biết: “Lượng thu về như vậy là quá đạt so với các năm trước nên cả nhà tôi đều rất vui mừng. Giá bán ở mức trung bình nhưng năng suất, sản lượng tăng cũng tăng thu nhập cho gia đình”. Tương tự, bà Nguyễn Thị Đen (xã An Hải, huyện Lý Sơn) trồng 1 sào tỏi, thu về khoảng 400kg.

Người dân Lý Sơn mỗi đợt thu hoạch tỏi đều túc trực ở cánh đồng từ sáng sớm đến tận chiều tối, những người nhặt tỏi thuê cũng được trả 200.000 -250.000 đồng/ngày lao động.


 

 Làm tỏi trên cánh đồng Lý Sơn. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Làm tỏi trên cánh đồng Lý Sơn. Ảnh: NGUYỄN TRANG



Với điều kiện đặc trưng về thổ nhưỡng, khí hậu, cùng kinh nghiệm truyền thống lâu đời của người dân đất đảo Lý Sơn đã tạo nên hương vị tỏi riêng biệt, chỉ có ở đảo Lý Sơn. Với người dân Lý Sơn, mùa nào tỏi phát triển tươi tốt thì mùa ấy rất ít tỏi cô đơn. Năm nay với người dân là mùa tỏi vui.

Nông dân Lý Sơn trồng tỏi cũng rất đặc biệt, đất tạo thành từ núi lửa, cát biển bao bọc quanh đảo. Cũng theo trình tự trải lớp đất lên rồi đến lớp cát, những lớp cát lại lẫn vỏ sò, vỏ ốc từ biển, mang theo hương vị biển đảo quê hương.

Ông Lê Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn chia sẻ: “Người dân Lý Sơn khi thu hoạch tỏi về chỉ bán một ít còn lại được phơi khô chờ đến giữa năm mới bán thêm đợt nữa. Tỏi Lý Sơn cứ như vậy có hàng trong suốt cả năm”.


Hình ảnh thu hoạch tỏi trên đảo Lý Sơn:


 

 Những ruộng tỏi đã đến ngày thu hoạch trên đảo Lý Sơn. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Những ruộng tỏi đã đến ngày thu hoạch trên đảo Lý Sơn. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Tỏi được chất lại thành đống để cho vào bao vận chuyển lên xe.
Tỏi được chất lại thành đống để cho vào bao vận chuyển lên xe. Ảnh: NGUYỄN TRANG
 Người phụ nữ này rất vui mừng khi phát hiện một tép tỏi cô đơn trên đồng ruộng. . Ảnh: NGUYỄN TRANG
Người phụ nữ này rất vui mừng khi phát hiện một tép tỏi cô đơn trên đồng ruộng. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Ảnh: NGUYỄN TRANG
Ảnh: NGUYỄN TRANG
 Mang, vác tỏi trên vai. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Mang, vác tỏi trên vai. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Cho tỏi tươi vào bao mang về. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Cho tỏi tươi vào bao mang về. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Tỏi Lý Sơn đạt chất lượng do thời tiết thuận lợi. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Tỏi Lý Sơn đạt chất lượng do thời tiết thuận lợi. Ảnh: NGUYỄN TRANG
 Chở tỏi về nhà phơi khô. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Chở tỏi về nhà phơi khô. Ảnh: NGUYỄN TRANG
 Ảnh: NGUYỄN TRANG
Ảnh: NGUYỄN TRANG
 Đến chiều vẫn còn nhiều người trên đảo thu hoạch tỏi. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Đến chiều vẫn còn nhiều người trên đảo thu hoạch tỏi. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Theo NGUYỄN TRANG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.