Mùa săn 'quái vật' ở xứ Nghệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những con nhện có đầu lớn, thoạt trông như 'quái vật', toàn thân màu vàng pha đen, chiếc chân dài ngoằng, ngoe nguẩy đã mang đến nguồn thu nhập khá cho người dân lúc nông nhàn.

Sáng sớm, chị Trần Thị Hiến (SN 1980, trú tại làng Cầu, xã Lăng Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) kẹp đồ nghề gồm chiếc sào tre, vài chiếc túi bóng hay can nhựa vào rừng săn nhện. Công việc chính của chị Hiến là bóc vỏ keo. Mấy hôm trời mưa, không đi làm keo được nên chị tranh thủ đi bắt nhện. Mùa săn nhện rừng thường kéo dài 5 tháng, bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 9.

Người dân phải sử dụng găng tay nhựa trong quá trình lựa nhện, đóng túi.

Người dân phải sử dụng găng tay nhựa trong quá trình lựa nhện, đóng túi.

Người phụ nữ 8X cho biết, từ tháng 4 hàng năm, nhện vào mùa có trứng, khi chế biến có vị béo, bùi. Đây cũng chính là thời điểm người dân đổ vào các cánh rừng để săn nhện. Khi nhện chăng lưới, sống trên tán cây, người đi bắt phải ngửa mặt nhìn lên, không cẩn thận có thể vấp ngã. Có khi đi vào rừng, sơ ý dẫm phải tổ ong, bị đốt sưng cả chân, đùi.

Kinh nghiệm nhiều năm đi săn nhện, bà Trần Thị Nghĩa (SN 1966, trú tại làng Cầu, xã Lăng Thành) cho biết, bắt nhện rừng không cần bí quyết hay kỹ năng gì đặc biệt, chỉ cần chịu khó, kiên trì. Người đi bắt chỉ cần dùng chiếc sào, một đầu có mấu, ngoắc vào lưới để nhện rơi xuống đất và nhanh tay bắt lại. “Trước đây, nhện được bán đồng giá, mức 170 nghìn đồng/kg, năm nay mới phân giá theo kích cỡ. Loại nhện to, có trứng giá khoảng 250 - 300 nghìn đồng/kg, loại nhỏ thì giá thấp hơn nửa giá”, bà Nghĩa nói.

Sau vài tiếng vào rừng, bà Nghĩa thu được 3kg nhện. Nhện lần lượt được đổ ra một chiếc chậu nhựa. Những con nhện có đầu lớn, thoạt trông như "quái vật", toàn thân màu vàng pha đen, chiếc chân dài ngoằng, ngoe nguẩy. Trước đây, người dân đồn đại nhện rừng chứa nhiều độc tố, cắn có thể gây thối thịt. Với hình dạng và màu sắc đặc biệt, người dân gần như không đụng đến. Thế nhưng, khoảng 3 năm trở lại đây, con vật nhìn "ghê ghê" này lại mang đến nguồn thu nhập khá cho người dân.

Nhện sau khi thu mua, phân loại, được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, được xuất sang Trung Quốc hoặc chế biến làm mồi nhậu.

Nhện sau khi thu mua, phân loại, được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, được xuất sang Trung Quốc hoặc chế biến làm mồi nhậu.

Tay thoăn thoắt lựa nhện, chị Nguyễn Thị Ngọc (SN 1990, thương lái thu mua) cho biết, mỗi mùa, vợ chồng chị thu mua khoảng 5-6 tạ nhện rừng. Giá nhện phân theo kích cỡ, trọng lượng, tất nhiên cũng chỉ là ước lượng thôi. Hiện cơ sở của chị nhập hai giá, loại nhện to, có trứng giá 300 nghìn đồng/kg, giá loại nhỏ là 100 nghìn đồng/kg. “Số nhện sau khi thu mua, phân loại, được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Khi đủ số lượng hàng nhất định, chồng tôi sẽ chở ra Thanh Hóa để nhập cho các đại lý. Nhện rừng được xuất sang Trung Quốc hoặc chế biến làm mồi nhậu. Nhện chỉ cần loại bỏ túi đựng tơ ở bụng, rán giòn hoặc tẩm ướp gia vị rang với lá chanh là nhậu hết ý”, chị Ngọc chia sẻ.

Nghề đi săn nhện rừng ở xã Lăng Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An thu hút khá đông người già, trẻ con và phụ nữ tham gia. Công việc này đã giúp nhiều hộ dân ở vùng nông thôn có thêm thu nhập khá lúc nông nhàn.

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null