(GLO)- Sau nhiều ngày mưa dầm, nắng trở lại. Rồi chợt nắng chợt mưa, có khi mưa trong nắng, sợi mưa óng ánh rất đẹp. Rồi sau đó là mưa nấm! Quê tôi gọi là mưa nấm bởi lúc đó nấm mối bắt đầu mọc. Người trong làng lục tục vào mùa kiếm nấm.
Nấm mối là lộc trời nên không phải dễ thấy, nên mới có chuyện hạp (hợp) hay không hạp. Hạp lúc đi: Người thì tờ mờ sáng đã gặp nấm, người thì mặt trời lên bằng con sào, trưa tròn bóng hoặc chạng vạng mới thấy. Lại còn hạp nơi nấm mọc nữa. Cũng một chỗ đó, người này vừa đi qua không thấy, người kia đi sau một lát lại nhổ được nhiều. Gặp nhau, người trước thấy người sau bưng đầy một nón nấm, nhìn mà vừa bực vừa nhỏ nước dãi. Nghe nói là do nặng vía nhẹ vía gì đó.
Người dân đi nhổ nấm mối. Ảnh: internet
Người vào rừng xa kiếm nấm phải mang theo áo tơi, nón cời và cái rựa. Rựa là để phát gai góc cho dễ nhổ. Nón cời dùng đựng nấm, nếu có dơ, bị gai cào rách thêm cũng không tiếc. Còn áo tơi không chỉ để mặc mà quan trọng là che mưa cho nấm. Gặp đám nấm lúc trời mưa to, nhổ không kịp là phải che cho nấm không bị rụng tai, mau tàn hoặc thấm nước sẽ bị dở đi. Khi nhổ phải cẩn thận, nhẹ nhàng, không dùng cuốc xẻng để đào mà dùng que cây để cạy gốc nấm. Xong chỗ nào nhớ đánh dấu kín đáo chỗ đó để mùa sau còn hưởng nữa.
Người đi nhổ nấm kỵ nhất là rủ nhau. Thật ra cực chẳng đã mới rủ một vài người thân thiết, vì vào rừng lúc mờ sáng hoặc chạng vạng cũng sợ. Nhưng cứ y như rằng hôm nào đi chung là công cốc. Không rủ nhau đông cũng tại vì nấm kỵ ồn ào. Đi nhổ nấm cứ lẳng lặng mà đi, không được cười nói rôm rả. Vì nghe tiếng nhiều người, nấm sắp mọc sẽ nằm im dưới đất, nấm nhú lên rồi sẽ tàn mất. Nấm là lộc trời nên khó tính.
Có người ham đến mức khi thấy nấm là chẳng thấy gì nữa. Quẳng rựa quẳng nón xáp tới như bị nấm ám. Nấm mọc trong lùm tre hay giữa đám gai cắt cu vẫn chui vào như không. Nhưng lúc nhổ xong ra không được vì xung quanh đều gai nhọn. Không dao không rựa làm sao phát trổ mà chui ra. Bí quá phải kêu làng. Ai đi ngang qua nghe có tiếng người trong bụi rậm lúc đầu sợ hết hồn, sau đó mới lấy rựa dọn cho cái lỗ chui ra. Được ít nấm nhưng mặt mũi tay chân trầy trụa xóc xước đủ chỗ. Thế mới biết lộc trời cũng không phải dễ ăn.
Cũng có người hám quá nên cả mùa nấm mối không nhổ được tai nào! Vậy nên ông bà bảo: Người hạp thì ít hám, người hám thì không hạp! Lộc trời cho ai thì người ấy hưởng, có muốn cũng không được.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng vừa cho biết Bộ GD-ĐT đã có văn bản báo cáo Chính phủ đề xuất xem xét cho phép gia hạn áp dụng nghị định 86, giữ nguyên mức học phí hiện hành với tất cả các cấp học.
(GLO)- Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hơn 50 cán bộ tư pháp các xã, thị trấn và các hòa giải viên đại diện các tổ hòa giải của huyện.
(GLO)- Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã mở rộng chế độ, chính sách đối với người bị tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN), nhất là mở rộng tham gia bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
Nhiều địa phương xảy ra tình trạng các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng sử dụng xe ôtô cũ, thanh lý để chở khách du lịch nhưng không đảm bảo điều kiện để tham gia vận tải.
Bên cạnh những ưu điểm dễ thấy, mô hình giáo dục trường chuyên, lớp chọn tại Việt Nam đã và đang bộc lộ nhiều bất cập. Vậy làm thế nào để mô hình này phát huy được hiệu quả và trở nên ưu việt trong thời gian tới?
(GLO)- Sáng 9-11, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi bậc học mầm non cấp huyện năm học 2020-2021.
(GLO)- Trong 2 ngày (8 và 9-11), Chi nhánh Công ty 75 (Binh đoàn 15) tổ chức Hội thi thợ giỏi khai thác mủ cao su năm 2020 với sự tham gia của 60 tuyển thủ đại diện cho hơn 1.700 thợ cạo mủ thuộc 15 đội sản xuất.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ GD-ĐT đã trả lại Chính phủ hàng chục triệu USD trong quá trình đổi mới chương trình, biên soạn sách giáo khoa mới.
(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Chư Sê tổ chức phiên giao dịch việc làm năm 2020.
(GLO)- Chiều 5-11, UBND huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 153 và Quyết định số 44 của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác quản lý, giáo dục đối tượng FULRO tại cộng đồng.
(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
(GLO)- Sáng 5-11, Công ty 715 (Binh đoàn 15) tổ chức hội thi thợ giỏi khai thác mủ cao su năm 2020 với sự tham gia của 51 tuyển thủ, đại diện cho gần 1.021 thợ cạo mủ thuộc 11 đội sản xuất.
(GLO)- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025) đề ra chỉ tiêu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%. Hiện nay, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để thực hiện mục tiêu quan trọng này.
Nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá các môn lớp 5, lớp 9 hiện hành sẽ được Bộ GDĐT điều chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình mới.
(GLO)- Sáng 3-11, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Hội thi cán bộ cơ sở làm công tác giảm nghèo giỏi năm 2020. Tham gia hội thi có hơn 50 thí sinh là cán bộ làm công tác giảm nghèo của xã, thị trấn.
(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
(GLO)- Với nhiều cách làm sáng tạo, phong trào khuyến học, khuyến tài trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của tỉnh Gia Lai đã đạt những kết quả tích cực, góp phần đáng kể vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành đề nghị các địa phương cần chủ động, linh hoạt điều chỉnh và tinh giản chương trình phù hợp với tình hình học sinh phải nghỉ học dài ngày do ảnh hưởng của lũ lụt.
(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.