Mua máy xét nghiệm Covid-19: Ai đang "đục nước béo cò"?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dư luận thật sự bức xúc và đang trông chờ các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh việc mua máy xét nghiệm Covid-19, vạch mặt những kẻ lợi dụng dịch bệnh để tư lợi.
 


Những ngày qua, dư luận đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi hàng loạt cán bộ CDC Hà Nội bị bắt giam vì thông đồng với doanh nghiệp (DN) nâng khống giá trị máy xét nghiệm. Một số tỉnh thành khác cũng mua hệ thống máy xét nghiệm có giá tương tự máy mà CDC Hà Nội mua, thậm chí cao hơn; khi sự việc bị phát giác, hàng loạt tỉnh thành đã đi thương lượng với DN để hạ giá, thậm chí có tỉnh còn nói máy được doanh nghiệp cho mượn…

Ngay tại tỉnh Quảng Nam, khi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Thanh tra tỉnh vào cuộc thanh tra việc mua hệ thống máy xét nghiệm, thì Giám đốc Công ty CP Thương mại và đầu tư Giải Pháp Việt DN tuyên bố hạ giá máy từ 7,23 tỉ đồng xuống còn 4,583 tỉ; còn Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam thì bật khóc, nói rằng muốn trả lại máy.

Việc mua sắm máy móc, chưa rõ đúng sai thế nào và đang chờ kết luận thanh tra. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra đối với các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam, mà cụ thể là Sở Y tế, Sở Tài chính với đủ các cơ quan ban bệ phục vụ, thì việc mua sắm này đã làm hết trách nhiệm của mình chưa? Thiếu năng lực thẩm định giá máy hay quá "ngây thơ" nên bị DN qua mặt, nâng giá?


 

Máy xét nghiệm 7,23 tỉ đồng ở Quảng Nam
Máy xét nghiệm 7,23 tỉ đồng ở Quảng Nam



Về phía DN bán máy, sau khi sự việc bị dư luận lên tiếng, chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thanh tra vào cuộc thì đã đồng ý giảm giá đến tận hơn 2 tỉ đồng bởi sau khi đàm phán lại, công ty nhập khẩu đồng ý giảm giá và DN giảm tỉ suất lợi nhuận xuống còn 0% "như một sự đóng góp nhỏ bé để cùng chung tay phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam".

Đồng ý là thuận mua vừa bán, buôn bán phải có lời nhưng sao ngay từ đầu, công ty không đàm phán với bên nhập khẩu để có mức giá tốt nhất có thể? Ý thức rõ việc chung tay với tỉnh nhà phòng, chống dịch, sao ngay từ đầu công ty không tự nguyện giảm tỉ suất lợi nhuận thấp nhất mà phải đợi khi dư luận lên tiếng, cơ quan chức năng vào cuộc?

Như đã nói ở trên, sự việc đang được thanh tra. Những người liên quan nếu có sự thông đồng, đẩy giá để chiếm đoạt tiền của nhà nước hoặc hoàn toàn không có động cơ vụ lợi, chỉ vì thẩm định yếu kém mà có nguy cơ làm thất thoát tiền của nhà nước, của nhân dân, thì cũng đều khó tránh khỏi trách nhiệm pháp lý.

Thế nhưng, để chung tay cùng Chính phủ phòng, chống Covid-19, trong đó có cả việc mua sắm thiết bị, vật tư y tế…, nhiều học sinh đập heo đất ủng hộ; không ít cụ ông, cụ bà tóc đã bạc, chân đã run dành toàn bộ số tiền tiết kiệm để cùng góp sức; nhiều CB-CNV dù vẫn khó khăn, thách thức vẫn chia sẻ với hình thức đóng góp 1-2 ngày lương… Những đồng tiền do người dân chắt chiu có được lại bị một số người nhân đại dịch mà "đục nước béo cò". Hành vi ấy thật sự nhẫn tâm và tàn ác. Nguy hiểm hơn còn là làm giảm đi niềm tin trong nhân dân. Tiền bạc, vật chất bị mất có thể khắc phục nhưng để mất niềm tin của người dân thì đó là tội lớn.

Theo Phong Thu (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.