Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.
Đến với Festival khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày tại huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái), du khách sẽ được trải nghiệm “Hành trình săn mây - Khám phá hoa Tớ dày” và bay dù lượn.
Từ cuối tháng 9 đầu tháng 10 hằng năm, khi tiết trời bắt đầu se lạnh cũng là thời điểm mùa lúa chín rộ. Mù Cang Chải (Yên Bái) hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp.
Khi nhắc đến Mù Cang Chải, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp. Tuy nhiên, cảnh sắc ở đây không chỉ có vậy, rừng trúc Mồ Dề nhiều năm trở lại đây cũng được du khách "săn đón" không kém khi đặt chân đến Mù Cang Chải.
UBND tỉnh Yên Bái vừa trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận Nhà đầu tư đối với dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng tiêu chuẩn cao cấp quốc tế Omani Mù Cang Chải tại bản Tà Chí Lừ, trung tâm của di sản văn hóa ruộng bậc thang, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải.
Hoạt động bay dù lượn biểu diễn tại Đèo Khau Phạ (xã Cao Phạ) đã trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với ruộng bậc thang Mù Cang Chải, trở thành một sự kiện hấp dẫn của địa phương.
Tỉnh Yên Bái vừa cho biết, cơ quan bảo tồn bảo tàng và khảo cổ học ở địa phương vừa phát hiện thêm một bãi khắc đá cổ ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, nâng số lượng bãi khắc đá cổ ở khu vực này lên 2 địa chỉ.
Những ngày này, ảnh chụp những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng đang “tung hoành“ phủ ngập mạng xã hội. Từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 10, lên Mù Cang Chải (Yên Bái) hay Hoàng Su Phì (Hà Giang) ngắm lúa chín chảy tràn trên những triền núi hình bậc thang đã trở thành “trending“ (xu hướng). Thậm chí, bạn sẽ cảm thấy có phần “quê mùa“ nếu tháng 9, tháng 10 không có ảnh chụp bên lúa chín đăng Facebook.
Theo phong tục người Mông Mù Cang Chải, vật cúng là thịt lợn hoặc thịt gà; cơm phải nấu từ gạo mới, nồi mới; mâm cúng có thêm bát canh, hoa quả và rượu trắng.
UBND tỉnh Yên Bái tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang Mù Cang Chải và chứng nhận “Lễ mừng cơm mới của người Mông huyện Mù Cang Chải“ là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Đồi mâm xôi La Pán Tẩn là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Mù Cang Chải, ấn tượng với những ngọn đồi đẹp hùng vĩ và những thửa ruộng bậc thang chín vàng rực đẹp mê hoặc lòng người.
Nếu như Mù Cang Chải có mâm xôi vàng trên đỉnh ruộng bậc thang nổi tiếng, thì ở căn nhà sàn nép dưới thung lũng ở xã Bản Liền (Bắc Hà, Lào Cai) của vợ chồng Lâm A Hà – Vàng Thị Thông, cũng có một đồi mâm xôi bé xinh. Đến homestay Hà Thông, chỉ cần đỗ xe ngoài đường cái, là đã thấy đồi mâm xôi với chiếc núm xanh vốn là lùm cây cổ thụ nằm chính giữa thửa ruộng tròn. Đây cũng là địa chỉ quen thuộc của một số du khách yêu mến và từng đặt chân đến Bắc Hà nhiều lần.
Mù Cang Chải (Yên Bái), không chỉ nổi tiếng với di sản quốc gia ruộng bậc thang mà còn vô cùng khác lạ, làm xiêu lòng du khách với những vạt Tớ Dày hồng rực, khoe sắc thắm mỗi độ Xuân về.
CNBC đã miêu tả Mù Cang Chải như một viên ngọc nằm sâu trong các thung lũng được bồi đắp bởi sông Hồng, với nhiều ngôi làng trên núi hòa mình cùng những cánh đồng ruộng bậc thang.
Âm thanh rộn ràng của mùa gặt, tiếng cười nói rộn ràng, tiếng í ới gọi nhau của lũ trẻ con... xao động cả lưng đồi. Bức tranh Mù Cang Chải (Yên Bái) lúc tĩnh lúc động, hòa hợp, say mê đến lạ.
Tháng 9 là khoảng thời gian bức tranh mùa lúa chín đẹp hơn bao giờ hết ở Mù Cang Chải. Đây là địa điểm thu hút khách du lịch nhất trong những ngày vừa qua.
Đỉnh đèo Khau Phạ có mưa phùn, sương mù nhưng nhiều cánh dù của các VĐV nhiều kinh nghiệm vẫn có thể đưa du khách lên độ cao hàng trăm mét để bay lượn ngắm cảnh.