Một số món cháo có tác dụng chữa bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cháo là món ăn đáp ứng nhu cầu nước, khoáng chất, muối của cơ thể và giúp thanh nhiệt, nhuận trường ninh phế, nâng cao thể trạng.
 

 

Sau đây là một số món ăn từ những nguồn thực phẩm đa dạng sẵn có, cách chế biến lại đơn giản để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Cháo chân giò-đậu xanh: Chân giò lợn 1 cái, đậu xanh xay 50 gam, gạo tẻ 60 gam, rau thơm và các loại gia vị vừa đủ. Chân giò lợn làm sạch, chặt miếng cho vào nồi cùng gạo và đậu xanh, đổ nước vừa đủ ninh chín nhừ, cho gia vị, rau thơm là được. Công dụng: chân giò bổ âm, nhiều dinh dưỡng, tính mát nhuận. Đậu xanh thanh nhiệt giải thử, tiêu độc, trừ phiền. Gạo tẻ bổ tỳ sinh cơ nhục...

Món ăn có tác dụng thanh nhiệt trừ phiền, mát da, nhuận phế, phù hợp với người bị tích nhiệt ở tỳ vị, người gầy, da nóng, tiểu đỏ, lở loét môi miệng, đau đầu ít ngủ, miệng khô họng ráo, táo bón, ngứa lở da...

Cháo thịt vịt-mướp đắng: Thịt vịt 400 gam-500 gam, gạo tẻ 100 gam, mướp đắng 50 gam, gia vị vừa đủ. Thịt vịt để cả xương, chặt miếng to. Gạo tẻ vo sạch. Mướp đắng bỏ ruột rửa sạch thái mỏng. Cho thịt vịt cùng gạo vào nồi, thêm nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo vừa chín cho mướp đắng vào nấu tiếp đến chín nhừ, nêm gia vị, mắm muối vừa ăn là được. Món này phù hợp cho người âm hư sinh nội nhiệt với biểu hiện: mồ hôi trộm, đau đầu mất ngủ, da khô, táo bón, ngứa lở ngoài da, phiền khát; nam giới di hoạt tinh, đau lưng, tảo tiết; phụ nữ đau ngực, bốc hỏa, mồ hôi toát ra bất kỳ...

Cháo đậu tương-tràng lợn: Đậu tương 30 gam, gạo tẻ 30 gam, tràng lợn chọn loại vừa và mềm 200 gam, gia vị, hành rau thơm, mắm muối vừa đủ. Đậu tương ngâm nước sôi 2 giờ cho nở mềm. Gạo vo sạch. Tràng lợn rửa sạch luộc chín, vớt ra cho nguội rồi thái từng khúc 2,5 cm. Cho gạo và đậu vào nồi, đổ vừa nước, hầm thành cháo. Cháo chín cho tràng lợn cùng các gia vị, mắm muối vào vừa ăn. Món này bổ sung năng lượng, thanh nhiệt, dùng cho người trẻ hay người cao tuổi đều thích hợp.

Cháo cua-rau cần: Cua đồng 500 gam, gạo tẻ 80 gam, gia vị (hành hoa, rau thơm, mắm, muối, mì chính, chanh, ớt...) vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Rau cần rửa sạch cắt ngắn để riêng. Cua rửa sạch giã lọc nước để riêng. Cháo chín cho nước cua vào đun sôi rồi cho rau cần vào trộn đều là được. Công dụng: bổ sung canxi và chất đạm cho cơ thể, phòng say nắng say nóng, mát da thanh nhiệt, bổ gân xương, lợi tiêu hóa, chống khát, hoạt huyết tiêu ứ, chống xơ vữa mạch, chữa tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt, đại tràng bí kết, đau bụng âm ỉ.

Mai Thương (theo VOV)

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.