Một biểu tượng cho sự tái sinh của Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Lazare Eloundou Assomo, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới nhận định hành trình 30 năm Quần thể di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh di sản thế giới là “một biểu tượng cho sự tái sinh của Việt Nam”.

Cố đô Huế là một biểu tượng nổi bật của bảo tồn di sản. Ảnh: Trung tâm BTDTCĐ Huế
Cố đô Huế là một biểu tượng nổi bật của bảo tồn di sản. Ảnh: Trung tâm BTDTCĐ Huế

Trong 3 ngày từ 16 -18.6, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm (1993 – 2023) Quần thể di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003 – 2023) Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là di sản thế giới.

Phát biểu nhân dịp này, ông Lazare Eloundou Assomo, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO có những nhận định đáng chú ý.

Rằng: “Thế giới đã vô cùng ấn tượng với hành trình của Huế, nơi có những minh chứng không chỉ quan trọng về việc bảo tồn và phát triển di sản thế giới mà còn là biểu tượng cho sự tái sinh của một Việt Nam bước ra từ gian khó và những tàn phá sau chiến tranh. Cố đô Huế đã chuyển mình từ một kho báu di sản bị tàn phá để trở thành một biểu tượng nổi bật của bảo tồn di sản và hợp tác quốc tế…”.

Cho đến nay, Huế là địa phương duy nhất ở Việt Nam cũng như ở khu vực Đông Nam Á có 7 di sản được UNESCO ghi danh, trong đó có 5 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác (Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam và Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt).

Trên bình diện quốc gia, đến thời điểm này, Việt Nam đã vươn lên trở thành một “cường quốc về văn hóa” tại Đông Nam Á với hơn 40 di sản thuộc các loại hình khác nhau được UNESCO vinh danh (trong đó có 8 di sản vật thể, 15 di sản Phi vật thể đại diện, 8 di sản tư liệu cùng 3 Công viên địa chất toàn cầu và 11 Khu dự trữ sinh quyển thế giới).

Đặc biệt, một số di sản sau khi UNESCO vinh danh đã được các địa phương bảo tồn và phát huy giá trị rất tốt, trở thành những “điểm đến không thể bỏ qua” đối với du khách trong và ngoài nước, như Vịnh Hạ Long, Tràng An-Ninh Bình, Phong Nha- Kẻ Bàng, Huế, Hội An, Mỹ Sơn…

Đó cũng là những ví dụ tiêu biểu cho việc biến di sản thành sức mạnh và nguồn lực cho sự phát triển mà Việt Nam đã thực hiện thành công trong mấy chục năm qua.

Tuy vậy, sức mạnh và nguồn lực của những di sản văn hoá, ngoài phục vụ phát triển vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng “văn hoá soi đường cho quốc dân” như lần nữa được nhấn mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ III, tổ chức ngày 24.11.2021 tại Hà Nội.

Nguyên nhân cơ bản, không những đến từ việc đầu tư cho văn hoá còn khá khiêm tốn, chỉ tối thiểu 2% tổng chi của ngân sách hàng năm theo Chiến lược phát triển Văn hóa đến năm 2030 của Chính phủ (Quyết định 1909/QĐ-TTg, ban hành cuối năm 2021). Mà mấu chốt vẫn là cách nhìn của chúng ta về đầu tư cho văn hoá.

Đáng nói là dù có là “biểu tượng tái sinh” hay “cường quốc di sản” thì vẫn còn đó suy nghĩ của không ít người có thẩm quyền rằng, đầu tư cho văn hoá là có phần lãng phí khi hoạt động của ngành này chỉ đơn thuần là “cờ, đèn, kèn, trống” hay “có chi không có thu”…

Cần rất nhiều sự thay đổi, trước hết là góc nhìn về đầu tư, nếu muốn thực hiện mục tiêu đóng góp của các ngành công nghiệp văn hóa sẽ đạt khoảng 7% giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam vào năm 2030 như Chiến lược phát triển văn hoá đã đề ra!

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.