Mô hình nuôi vịt trời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những chú vịt trời hoang dã đã được thuần hóa và trở thành vật nuôi đem lại lợi nhuận khá cho chủ nhân. Giờ đây, ngay tại Pleiku, những ai muốn thưởng thức món thịt vịt trời đều không khó để tìm mua, bởi đã có cơ sở nuôi và nhân giống thành công loại động vật này…

Chúng tôi tìm đến khu trang trại chăn nuôi kết hợp theo mô hình V-A-C khá độc đáo của chị Nguyễn Thị Huyền (tổ 3, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku). “Cuối năm 2014, trong chuyến thăm nhà người quen tại Bắc Giang, tôi thấy mô hình nuôi vịt trời ở ngoài ấy phát triển rất mạnh, nhu cầu thị trường dồi dào. Hỏi ra, kỹ thuật nuôi loại gia cầm hoang dã này cũng không khó lắm, hoàn toàn có thể đưa vào Tây Nguyên. Vậy nên, tôi quyết định mua 100 con vịt trời con để đưa vào nuôi”- chị Huyền kể lại.
 

Chị Huyền đang cho đàn vịt trời thương phẩm ăn. Ảnh: Lê Hòa
Chị Huyền đang cho đàn vịt trời thương phẩm ăn. Ảnh: Lê Hòa

Vốn là người chịu khó học hỏi, lại có kinh nghiệm nhiều năm nuôi vịt thương phẩm, vịt siêu trứng nên chị Huyền tiếp cận việc nuôi vịt trời không mấy khó khăn. Chỉ sau nửa năm, đàn vịt đã bắt đầu đẻ trứng. Số trứng ấy, chị mày mò cho ấp thử và bán lẻ cho bà con lối xóm. Một phần nhỏ đàn vịt trời chị đem rao bán để thăm dò thị trường. Nhận thấy phản hồi tốt từ khách hàng, chị mạnh dạn đầu tư mua thêm giống về nuôi. Hiện nay với diện tích 5 sào mặt nước, chị Huyền nuôi khoảng trên 1.500 con vịt trời, trong đó có vịt đẻ trứng, vịt con và vịt thương phẩm. “Vịt trời là loại gia cầm rất dễ nuôi, dễ thuần. Vịt trời thích ăn các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên và rất dễ kiếm như: bèo tây, rau, thóc, thân cây chuối băm nhỏ… Cám tổng hợp chỉ nên cho ăn trong giai đoạn vịt non, khi lớn nên tận dụng các nguồn thức ăn tự nhiên để thịt vịt thơm ngon, dai chắc. Để phòng bệnh thì thường xuyên dùng vôi bột rắc khử trùng chuồng trại định kỳ vài tháng một lần”-chị Huyền chia sẻ.

Một trong những ưu điểm nổi bật là vịt trời ăn ít hơn vịt nhà, vịt trưởng thành thích ăn các loại thức ăn tự nhiên hơn cám tổng hợp. Bởi vậy, thịt vịt trời thương phẩm ăn ngon hơn rất nhiều so với vịt ta. “Muốn nuôi vịt trời thành công nhất thiết phải có diện tích mặt nước đảm bảo chứ không thể nuôi cạn như vịt nhà”-chị Huyền nói. Nuôi khoảng 100 ngày, vịt trời có thể xuất bán thương phẩm. Một con vịt trời thương phẩm có trọng lượng khoảng 1-1,2 kg, giá bán lẻ khoảng 200 ngàn đồng/con.

Thị trường cũng có một số nơi rao bán vịt trời, song nếu không tinh ý, người mua sẽ chỉ mua được các giống vịt trời lai, chất lượng thịt không ngon như giống vịt trời thuần chủng. “Dấu hiệu để nhận biết vịt trời thuần chủng là dựa vào đặc điểm ngoại hình. Trên phần đầu mỏ của vịt trời luôn có một vết khuyết màu vàng như móng tay, cổ trắng có sọc đen và phần đuôi cánh có lông màu xanh biếc”-chị Huyền chia sẻ. Ngay ở những lứa vịt trời thương phẩm đầu tiên, thương lái từ Đak Lak đã tìm đến cơ sở của chị và thu mua hết sạch trên 1.000 con vịt trời. Không những thế, trứng vịt trời nhờ thơm ngon, bổ dưỡng nên người dân xung quanh tìm mua hết. Chị Huyền đang tính tới chuyện đầu tư mua máy ấp trứng về phục vụ nhu cầu mở rộng chăn nuôi.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.