Mẹ thiếu vitamin D, nguy cơ con mắc ADHD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chuyên gia Minna Sucksdorff từ Đại học Turku (Phần Lan) cho biết bên cạnh kiểu gien, việc thiếu vitamin D trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). 
Việc thiếu vitamin D trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý - Ảnh minh họa: Shutterstock
Việc thiếu vitamin D trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý - Ảnh minh họa: Shutterstock
Nghiên cứu được thực hiện với sự cộng tác giữa các nhà khoa học từ Đại học Turku (Phần Lan), Đại học Columbia, New York (Mỹ) và được tài trợ bởi Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia Mỹ và Học viện Phần Lan, theo Science Daily.
Khảo sát ở khoảng 2.000 trẻ em, trong đó có những trẻ được chẩn đoán mắc ADHD, các chuyên gia thấy rằng mức độ vitamin D của mẹ thấp trong giai đoạn đầu đến giữa thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc ADHD ở con.
Cơ quan y tế Phần Lan hiện khuyến nghị bổ sung vitamin D khi mang thai là 10 microgam mỗi ngày trong suốt thời gian này. Vitamin D có trong cá, phô mai, sữa... Tắm nắng 10 - 15 phút/ngày giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.
Theo Mai Duyên (ThanhNiên)

Có thể bạn quan tâm

Những ai cần tránh ăn bắp?

Những ai cần tránh ăn bắp?

Bắp là loại thực vật rất giàu dinh dưỡng. Trong bắp không chỉ chứa hàm lượng chất xơ dồi dào mà còn có cả vitamin B1, B9, C, magie, lutein và zeaxanthin. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng ta cần tránh ăn bắp.
Vì sao đột quỵ não ở người trẻ gia tăng?

Vì sao đột quỵ não ở người trẻ gia tăng?

Mặc dù trước đây đột quỵ thường được xem là bệnh lý của người cao tuổi nhưng những năm gần đây tần suất mắc bệnh ở người trẻ từ 18-45 tuổi tăng lên đáng kể. Năm 2022 có đến 16% người bị đột quỵ trong độ tuổi 15-49.