Mang Yang quan tâm cải tạo môi trường nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng với phát triển kinh tế-xã hội, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) cũng rất chú trọng đến công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, đặc biệt là khu vực nông thôn.
Xây dựng khu dân cư xanh-sạch-đẹp
Ông Byưk-Bí thư Chi bộ làng Groi (xã Kon Thụp) cho biết: Trước đây, dân làng vứt rác rất bừa bãi. Để vận động người dân thay đổi nhận thức, chung tay tham gia bảo vệ môi trường, Chi bộ giao Chi hội Phụ nữ định kỳ 2 tháng/lần tổ chức cho chị em phụ nữ thu gom rác thải tại các khu vực công cộng; Chi hội Nông dân vận động hội viên di dời chuồng trại ra xa nhà ở, thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; Chi Đoàn phối hợp trồng cây xanh, dọn vệ sinh vào chủ nhật hàng tuần. “Nhờ đó, hầu hết dân làng dần hình thành thói quen bỏ rác thải đúng quy định; tham gia trồng cây xanh, con đường hoa, góp phần làm cho cảnh quan môi trường làng Groi thêm xanh-sạch-đẹp”-ông Byưk nói.
Người dân làng Roh (xã Lơ Pang) dọn vệ sinh các khu vực công cộng. Ảnh: Hồng Thương
Người dân làng Roh (xã Lơ Pang) dọn vệ sinh các khu vực công cộng. Ảnh: Hồng Thương
Tại làng Roh (xã Lơ Pang), bà con đã trồng nhiều con đường hoa, vườn rau xanh giúp cho quang cảnh thêm tươi mới. Chị Byat cho hay: “Từ khi Hội Liên hiệp phụ nữ huyện triển khai mô hình “Vườn rau xanh”, tôi được hướng dẫn làm đất, tận dụng phân bò ủ hoai để bón nên rau phát triển xanh tốt”. Còn chị Neng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng thì chia sẻ: Ngoài trồng rau xanh, chị em phụ nữ còn tích cực trồng hàng rào xanh, con đường hoa. Cứ tới ngày 10 hàng tháng, chị em lại tổ chức dọn vệ sinh các khu vực công cộng. Họ còn giúp đỡ nhau ngày công di dời chuồng trại ra xa nhà ở. Ngoài ra, hội viên cũng tích cực tham gia trồng rừng trên diện tích 1,5 ha do Hội Liên hiệp phụ nữ xã triển khai; nhắc nhở nhau sử dụng giỏ nhựa được Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tặng để đi chợ nhằm giảm thiểu rác thải.
Nhiều hoạt động tích cực
Ông Hồ Ngọc Thắng-Phó Chủ tịch UBND xã Đak Djrăng-cho hay: Cùng với việc thành lập đội thu gom rác thải, xã đã phân công các hội, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức, thay đổi hành vi của người dân trong bảo vệ môi trường. Đến nay, 100% hộ chăn nuôi gia súc đã xây dựng chuồng trại đảm bảo khoảng cách với nhà ở theo quy định; 99,9% hộ dân có nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh. Người dân tích cực tham gia thu gom, phân loại rác thải ngay tại bếp, các khu vực công cộng, chỉnh trang hàng rào, cải tạo vườn tạp trồng rau xanh để tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp.
Đặc biệt, huyện Mang Yang cũng đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa, hướng dẫn người dân cách thu gom, phân loại rác. Bà Phạm Thị Bẩy-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mang Yang-cho biết: “Năm 2021, các cấp Hội đã tuyên truyền, vận động hơn 100 ngàn lượt hội viên, phụ nữ thu gom, phân loại, xử lý rác thải; đào 1.182 hố rác. Hội cũng đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức 5 buổi tuyên truyền về bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa tại xã Đak Ta Ley và 4 làng trên địa bàn huyện. Theo đó, 2 đơn vị đã cấp phát 355 giỏ nhựa, hàng trăm tờ rơi và vận động hội viên hạn chế sử dụng rác thải nhựa, tích cực thu gom, phân loại và xử lý rác thải, xây dựng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh, xây dựng các vườn rau xanh. Các hoạt động này đã góp phần hình thành được thói quen của người dân trong bảo vệ môi trường”.
Mô hình Vườn rau xanh do Hội LHPN huyện Mang Yang triển khai giúp người dân làng Groi biết cải tạo vườn tạp trồng rau xanh. Ảnh: Hồng Thương
Mô hình "Vườn rau xanh" do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mang Yang triển khai giúp người dân làng Groi biết cải tạo vườn tạp. Ảnh: Hồng Thương
Trao đổi với P.V, bà Phan Thị Ngọc Phượng-Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường-thông tin: Năm 2021, các ngành, đoàn thể trong huyện đã tổ chức nhiều buổi ra quân dọn vệ sinh môi trường; trồng 263 ngàn cây xanh, xây dựng được 41,5 km hàng rào xanh, 13,6 km con đường hoa, cải tạo vườn tạp trồng 6.468 cây ăn quả, 5.350 hộ có vườn rau xanh và cây ăn quả. Đến nay, huyện cũng đã xây dựng được 366 bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật để thu gom nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường. “Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động dọn vệ sinh, trồng hoa, cây xanh và đặc biệt là thực hiện các phần việc trong tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm. Ngoài ra, triển khai thực hiện có hiệu quả phương án thu gom chất thải rắn trên địa bàn; ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về môi trường”-Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện nhấn mạnh.
HỒNG THƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.