Mang Yang nỗ lực duy trì sĩ số học sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mang Yang luôn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp, bảo đảm duy trì sĩ số học sinh, tăng tỷ lệ đi học chuyên cần. Nhờ đó, các đơn vị trường học từng bước hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.
Trước đây, nhiều học sinh Trường Tiểu học và THCS Đak Jơ Ta (xã Đak Jơ Ta) bỏ học giữa chừng. Nguyên nhân là do phần lớn các gia đình vẫn giữ thói quen đưa theo con em lên rẫy vào mùa thu hoạch. Bên cạnh đó, một số học sinh do kết quả học tập yếu dẫn đến chán nản, không muốn đến trường. Nói về hướng khắc phục, thầy Nguyễn Văn Thuật-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: Thời gian qua, nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp. Bên cạnh đó, nhà trường còn huy động giáo viên, phụ huynh và các Mạnh Thường Quân tặng quần áo, sách, vở cho học trò nghèo; xây dựng quỹ để tặng xe đạp cho các em có hoàn cảnh khó khăn.
Trường Tiểu học và THCS Đak Jơ Ta (xã Đak Jơ Ta) đã xây dựng các giải pháp hữu hiệu để duy trì sĩ số học sinh. Ảnh: Hà Phương
Trường Tiểu học và THCS Đak Jơ Ta (xã Đak Jơ Ta) đã xây dựng các giải pháp hữu hiệu để duy trì sĩ số học sinh. Ảnh: Hà Phương
Điển hình là trường hợp của em Chăt (làng Bông Bim, học sinh lớp 8). Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Chăt đi học không đều, sau đó nản chí rồi bỏ học. Được giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Hội phụ huynh học sinh, trưởng thôn, già làng đến vận động ra lớp, quyên góp tiền mua sách vở, miễn giảm học phí, em Chăt đã trở lại với trường lớp và chuyên cần học tập. Bước vào năm học 2020-2021, Trường Tiểu học và THCS Đak Jơ Ta có 19 lớp với 513 học sinh. Từ đầu năm học đến nay, tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh đạt 100%.
Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang) cũng là một trong những đơn vị từng gặp nhiều khó khăn trong việc vận động học sinh ra lớp. Năm học 2020-2021, toàn trường có 12 lớp với 422 học sinh, trong đó, học sinh dân tộc thiểu số chiếm hơn 98%. Nhiệm vụ duy trì sĩ số luôn được Ban Giám hiệu nhà trường chú trọng thực hiện bằng nhiều biện pháp.
Thầy Trương Duy Vương-Hiệu trưởng nhà trường-cho hay: Dịp khai giảng năm học mới, giáo viên nhà trường phối hợp cùng cán bộ xã, trưởng thôn, già làng cập nhật danh sách học sinh và đến tận nhà vận động phụ huynh cho con em đến trường. Nhờ vậy, nhà trường luôn đảm bảo 100% học sinh ra lớp. 
“Để duy trì sĩ số, đặc biệt là với các khối lớp đầu cấp, nhà trường tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi cán bộ, giáo viên nhận đỡ đầu 1 học sinh có nguy cơ bỏ học vì đang gặp khó khăn trong học tập”, từ đó hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhà trường phấn đấu tỷ lệ chuyên cần cả năm đạt 90%, duy trì sĩ số 99%”-Hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm.
Các em học sinh Trường PTDT bán trú THCS Lơ Pang ôn bài trước khi lên lớp học. Ảnh: Hà Phương
Các em học sinh Trường PTDT bán trú THCS Lơ Pang ôn bài trước khi lên lớp học. Ảnh: Hà Phương
Là một giáo viên tâm huyết với sự nghiệp “trồng người” ở vùng khó, cô Lê Thị Thúy-giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Lơ Pang-tâm sự: “Chúng tôi luôn chủ động tìm hiểu hoàn cảnh, tâm lý học sinh để có cách tiếp cận, giúp đỡ phù hợp. Để làm được điều này, giáo viên phải sử dụng thành thạo ngôn ngữ bản địa và tìm hiểu phong tục tập quán. Bên cạnh đó, Ban Giám hiệu nhà trường còn phát động xây dựng quỹ khuyến học để kịp thời hỗ trợ học sinh khó khăn, tổ chức các sân chơi thể thao, văn hóa-văn nghệ, tập đánh cồng chiêng... để thu hút các em đến lớp”.
Trao đổi về vấn đề duy trì sĩ số học sinh, ông Hồ Văn Diệp-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mang Yang-thông tin: Thời gian qua, Phòng thường xuyên chỉ đạo các trường phân công giáo viên phối hợp với hệ thống chính trị thôn, làng đến từng nhà vận động học sinh đến lớp đúng độ tuổi. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ đối với học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; kêu gọi các ngành và cộng đồng doanh nghiệp tặng sách vở, đồ dùng học tập, xe đạp... cho các em để hạn chế tối đa tình trạng bỏ học. 
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Hàng xóm kể gì về kẻ dùng xyanua đầu độc người thân?

Hàng xóm kể gì về kẻ dùng xyanua đầu độc người thân?

Khi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Hồng Bích (38 tuổi) để điều tra về tội “Giết người”, người dân ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch nơi nghi phạm cư trú không khỏi bàng hoàng với thủ đoạn tàn độc của người phụ nữ này.
Các đội thi thuyết trình về sản phẩm tái chế của mình trước Ban Giám khảo cuộc thi

Gia đình chị Nguyễn Thị Hường giành giải nhất hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường” thị xã An Khê

(GLO)- Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2024), ngày 24-6, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị xã An Khê tổ chức Hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường”. Gia đình chị Nguyễn Thị Hường-hội viên phụ nữ xã Cửu An xuất sắc giành giải nhất hội thi.

Yêu thương người già

Yêu thương người già

(GLO)- Vạn vật đều thay đổi theo thời gian. Người ta sinh ra, lớn lên rồi già đi là quy luật tất yếu. Nhưng tuổi già cùng với sự suy giảm về sức khỏe không khỏi khiến người ta lo lắng.