Măng sấy năng lượng mặt trời ChuyaFood: Đặc sản vùng biên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Việc áp dụng công nghệ sấy bằng năng lượng mặt trời không chỉ giúp sản phẩm măng ChuyaFood khô đồng đều, tránh bụi bẩn mà còn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng, màu sắc, hương vị đặc trưng tự nhiên của măng le vùng biên giới Đức Cơ.
Trước đây, măng le thường được phơi nắng ngoài trời theo kiểu truyền thống nên không chủ động kiểm soát được độ ẩm, màu sắc. Chất lượng sản phẩm sau khi phơi bị tác động rất nhiều bởi điều kiện như: nhiệt độ, môi trường và thời gian phơi. Để giải quyết vấn đề này, năm 2020, chị Nguyễn Thị Thanh Thảo (làng Ia Lâm Tôk, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) quyết định đầu tư xây dựng nhà xưởng trong đó có một nhà sấy bằng năng lượng mặt trời để cho ra sản phẩm măng sấy thương hiệu ChuyaFood. 
Trò chuyện với chúng tôi, chị Thảo cho biết: “So với phương pháp phơi sấy truyền thống thì việc áp dụng công nghệ sấy bằng năng lượng mặt trời có rất nhiều ưu điểm như chủ động kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm trong suốt quá trình sấy. Đồng thời, vừa rút ngắn thời gian phơi, vừa tiết kiệm được năng lượng phù hợp với xu thế sản xuất nông nghiệp sạch và xanh hiện nay”. Một ưu điểm vượt trội của công nghệ này là sản phẩm măng sấy năng lượng mặt trời ChuyaFood vừa đảm bảo chất lượng bên trong lẫn tính thẩm mỹ bên ngoài, lưu giữ được màu sắc và hương vị đặc trưng của măng le tự nhiên. Do vậy, khi đưa vào chế biến, măng sấy vẫn đảm bảo vị giòn, ngọt và hương thơm tự nhiên.
Không chỉ áp dụng công nghệ sấy năng lượng mặt trời, chị Thảo còn chủ động tìm hướng đi riêng cho măng sấy ChuyaFood. Thay vì quẩn quanh trên sân nhà, măng sấy năng lượng mặt trời ChuyaFood đi theo phân khúc hàng đặc sản sạch và xanh để tìm kiếm cơ hội tại các thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội… Để đủ sức vươn ra biển lớn, chị Thảo tập trung đầu tư vào mẫu mã, bao bì, nhãn mác, đăng ký truy xuất nguồn gốc, định kỳ đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm chất lượng. Mặt khác, chị thường xuyên tham gia các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại tại các tỉnh, thành. Đẩy mạnh quảng bá, tương tác thương mại trực tuyến qua các nền tảng Facebook, Shopee, website để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng trên mọi miền đất nước. Chỉ sau một thời gian ngắn, sản phẩm măng sấy năng lượng mặt trời ChuyaFood đã có được lượng khách hàng lớn, doanh số tiêu thụ khá ổn định.
Sản phẩm măng ChuyaFood tham gia chợ phiên nông sản an toàn huyện Đức Cơ. Ảnh: Văn Châu
Sản phẩm măng ChuyaFood tham gia chợ phiên nông sản an toàn huyện Đức Cơ. Ảnh: Văn Châu
Một trong số khách hàng yêu thích sản phẩm măng sấy ChuyaFood, chị Nguyễn Thị Hoa (tổ 2, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) vui vẻ cho biết: “Tôi kinh doanh cửa hàng tạp hóa nên rất quen thuộc với dòng sản phẩm măng khô truyền thống. Qua chợ phiên nông sản an toàn của huyện, tôi được giới thiệu sản phẩm măng sấy năng lượng mặt trời có màu sắc và hương thơm tự nhiên, chế biến thành phẩm rất ngon giòn. Do vậy, tôi quyết định nhập mặt hàng này để bán”. Tương tự, bà Nguyễn Thị Hiếu (94 Phù Đổng, TP. Pleiku) phản hồi: “Tôi tình cờ biết sản phẩm măng sấy ChuyaFood qua hội chợ nông sản tổ chức tại TP. Pleiku. Qua tìm hiểu thông tin thì biết đây là sản phẩm măng le tự nhiên ở vùng Đức Cơ, sử dụng công nghệ sấy năng lượng mặt trời nên không có chất bảo quản, tốt cho sức khỏe. Sản phẩm lại đóng thành gói nhỏ nên rất thuận tiện nhu cầu sử dụng”.
Khi sản phẩm măng sấy năng lượng mặt trời ChuyaFood đã từng bước được khách hàng và thị trường tin tưởng đón nhận, chị Thảo bắt tay vào xây dựng thành sản phẩm OCOP. Từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình OCOP, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ nhiệt tình hỗ trợ cơ sở xây dựng nhãn hiệu cũng như kết nối tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Đến tháng 12-2020, sản phẩm măng sấy ChuyaFood của cơ sở kinh doanh Nguyễn Thanh Thảo được chứng nhận đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quốc Tư-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ-cho biết: “Sắp đến, Phòng sẽ tiếp tục hỗ trợ cơ sở trong việc cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc để nhằm tạo ra các sản phẩm ngày càng chất lượng hơn, tạo sự tin cậy cho khách hàng”.
SƠN CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.