Măng Đen bao giờ bừng sáng - kỳ 3: Gian nan trả lại vẻ đẹp nguyên sơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giá trị của đất tăng, những kẻ đầu cơ, trục lợi luôn muốn chiếm cho mình càng nhiều bất động sản trên Cao nguyên Măng Đen càng tốt. Cũng vì vậy mà nơi đây đã xảy ra nhiều sự vụ vi phạm về đất đai. Để có một Măng Đen trong lành, nguyên sơ cơ quan chức năng huyện đã phải thành lập tổ công tác đặc biệt, xử lý nhiều cá nhân vi phạm.

Không vùng cấm

Trước diễn biến phức tạp về công tác quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn, huyện Kon Plông (Kon Tum) đã thành lập tổ công tác đặc biệt 371. Bốn tháng sau khi tổ 371 đi vào hoạt động, các hành vi vi phạm về đất đai, xây dựng ở Kon Plông được phát hiện, xử lý quyết liệt ngay tại cơ sở. Đặc biệt, tổ 371 thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc UBND thị trấn Măng Đen, xã Măng Cành là điểm nóng của huyện trong vi phạm về đất đai, xây dựng.

Các công trình xây trên đất nông nghiệp bị phạt của ông Hoàng Văn Triều ở thôn Kon Tu Rằng

Các công trình xây trên đất nông nghiệp bị phạt của ông Hoàng Văn Triều ở thôn Kon Tu Rằng

Như điểm “săn mây” của hộ ông Trần Văn Lê (thôn Kon Tu Rằng, xã Măng Cành) rất nổi tiếng, thu hút rất nhiều người tới tham quan. Ông Lê san ủi, khoét đất đồi để có thể làm các nhà gỗ, lắp kính. “View triệu đô” của địa điểm này thu hút rất nhiều khách du lịch tới săn ảnh đẹp. Tuy nhiên, đây là trường hợp “cứng đầu”, bởi sau khi bị xử phạt hành chính vào cuối năm 2022 chủ hộ còn 7 lần vi phạm khác trong năm 2023 với các hành vi chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, hủy hoại đất, chiếm đất nông nghiệp. Xét thấy hành vi của ông Trần Văn Lê có dấu hiệu vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, UBND huyện đã chuyển hồ sơ vụ việc sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện để điều tra, xử lý.

Ngoài trường hợp trên, tại thị trấn Măng Đen có 3 trường hợp đã nộp phạt, chưa khắc phục hậu quả; 3 trường hợp cơ quan chuyên môn đang xử lý. Tại xã Măng Cành có 5 trường hợp chưa khắc phục hậu quả...

Các biệt thự bị bỏ hoang nhiều năm chưa được xây dựng lại gây mất mỹ quan

Các biệt thự bị bỏ hoang nhiều năm chưa được xây dựng lại gây mất mỹ quan

Ông Lê Thành Diễn (Tổ Phó thường trực tổ 371, Trưởng Phòng TN&MT huyện) thông tin, đây là lần đầu tiên huyện Kon Plông chuyển cơ quan Công an điều tra các vi phạm về đất đai (hộ Trần Văn Lê - PV). Theo ông Diễn, UBND huyện đang xây dựng kế hoạch cưỡng chế một trường hợp đối với tổ chức và một cá nhân tại thị trấn Măng Đen. “Chúng tôi kiên quyết giải quyết ngay tại cơ sở, tránh để chuyển lên cấp trên”, ông Diễn khẳng định.

Ông Diễn cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay đã phát hiện tại thị trấn Măng Đen 15 trường hợp vi phạm, xã Măng Cành 11 trường hợp vi phạm về việc chuyển nhượng không đúng theo quy định của pháp luật, chuyển nhượng bằng giấy viết tay, sang nhượng đất đai khi chưa đảm bảo các điều kiện theo theo quy định của Luật Đất đai; vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp còn nhiều...

Thời gian tới, theo ông Diễn, khi phát hiện vi phạm, tổ sẽ lập biên bản, xác định rõ các hành vi theo quy định của pháp luật. Mỗi trường hợp sẽ có mức xử phạt riêng, “không vùng cấm”. Ngoài việc xử lý vi phạm, tổ 371 đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng bộ tài liệu tuyên truyền về nhận biết, phòng tránh các hành vi vi phạm; trọng tâm về lĩnh vực đất đai và trật tự xây dựng.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Đặng Quang Hà - Chủ tịch UBND huyện Kon Plông cho biết, để chấn chỉnh tình trạng vi phạm về đất đai, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, trực tiếp chỉ đạo công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý. Huyện chỉ đạo các ban, ngành của xã, thị trấn thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân không lấn, chiếm đất, phá rừng làm nương rẫy, chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình trái phép....

“Chúng tôi đã giao Chủ tịch UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý việc lấn, chiếm đất, chuyển quyền sử dụng, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép. Khi phát hiện áp dụng ngay biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương, buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu”, ông Hà nhấn mạnh.

Nhiều ca khó

Thời gian qua, huyện Kon Plông quyết tâm, đã xử lý, khắc phục nhiều vi phạm để làm trong sạch môi trường Măng Đen cũng như các địa phương lân cận. Trong đó tập trung xử lý, khắc phục đối với các sai phạm tại 151 lô đất biệt thự ở Măng Đen đã được UBND huyện Kon Plông giao không thông qua đấu giá, trái luật. Tuy nhiên, việc xử lý những tồn đọng này không hề dễ dàng.

Được biết, năm 2007, UBND huyện Kon Plông ban hành quy chế quản lý xây dựng biệt thự trên địa bàn huyện và được HĐND huyện thông qua. Từ đây, Phòng TN&MT huyện Kon Plông đã ban hành các thông báo giới thiệu địa điểm xây dựng biệt thự với tổng diện tích 195.000m2. Sau đó, đơn vị này đề nghị các hộ gia đình, cá nhân lập thủ tục nộp thuế trong khi chưa có quyết định giao đất của UBND huyện.

Cảnh vật buôn làng tuyệt đẹp ở huyện Kon Plông

Cảnh vật buôn làng tuyệt đẹp ở huyện Kon Plông

Việc giao đất cho các hộ dân chưa đúng quy định diễn ra trong một thời gian dài, trải qua 4 nhiệm kỳ, có tính lịch sử phức tạp, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kon Plông nên việc thu hồi đất của 151 căn biệt thự này vô cùng khó khăn.

Ông Lê Thành Diễn, cho biết, hiện đơn vị đã rà soát lại tất cả các hồ sơ trong các quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như các quy trình, thủ tục xây dựng các lô biệt thự. Từ đó, phòng đã xây dựng kế hoạch tham mưu để thu hồi lại toàn bộ các diện tích 10,2 héc-ta và diện tích giao quản lý 151 lô biệt thự.

“Thời điểm xảy ra đã gần 20 năm. Thời gian quá lâu, thay đổi nhiều thế hệ lãnh đạo, chưa kể công tác quản lý hồ sơ rồi thay đổi cán bộ. Việc tra cứu lại các hồ sơ này đang là khó khăn lớn nhất”, ông Diễn chia sẻ. (Còn nữa)

“Phát hiện vi phạm, các đối tượng thường không hợp tác, cá biệt là trường hợp không có mặt. Bởi vậy, tổ đã tiến hành lập biên bản tại hiện trường, chụp hình ảnh để ghi lại và mời những người có liên quan chứng kiến khi lập biên bản, làm cơ sở để xử lý ngay từ ban đầu. Ngoài ra, hiện còn có rất nhiều trường hợp vi phạm đã lâu, sai phạm trong xây dựng, vi phạm đất đai còn tồn tại nhưng chưa được xử lý triệt để”, ông Lê Thanh Diễn chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.