Lý do không bao giờ nên bỏ bữa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù bận rộn bạn cũng không nên bỏ bữa, việc này sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Bữa ăn rất quan trọng với sức khoẻ con người, nó cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể phát triển và làm việc. Việc không tiêu thụ đủ thức ăn trong ngày, bỏ bữa có thể dẫn đến bạn bị mệt mỏi, uể oải và các vấn đề sức khỏe về lâu dài.

Dưới đây là những lý do bạn không nên bỏ bữa:

Chuyển hóa chậm

Trang Ngoisao.net dẫn lại chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng Ashleigh Tosh trên tờ Express cho biết, không ăn trong một thời gian dài, cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái đói, kích hoạt phản ứng tự nhiên để tiết kiệm năng lượng bằng cách làm chậm quá trình trao đổi chất.

"Điều này có nghĩa là khi bạn ăn, cơ thể bạn có nhiều khả năng tích trữ lượng calo tiêu thụ dưới dạng chất béo hơn là đốt cháy chúng để sử dụng ngay", Ashleigh nói.

Bỏ bữa sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Bỏ bữa sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Tăng nguy cơ ăn quá nhiều

Ashleigh cảnh báo rằng việc bỏ bữa dễ khiến bạn cảm thấy đói hơn nhiều sau đó. Nó gây ra tình trạng ăn quá nhiều hoặc lựa chọn thực phẩm không lành mạnh vì bạn thèm đồ ăn chứa nhiều carbs và đường.

"Điều này có thể dẫn đến tăng cân và các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn ăn uống vô độ", Ashleigh nói.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Theo Ashleigh bỏ bữa đồng nghĩa bạn đang không cung cấp cho cơ thể lượng dinh dưỡng cần thiết để phát triển.

Các triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng thiếu chất dinh dưỡng là rụng tóc nghiêm trọng, đau xương, mệt mỏi, nhịp tim không đều và các vấn đề về miệng. Thiếu dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như thiếu máu do thiếu chất sắt.

Hormone đói bị gián đoạn

Nếu bạn bỏ qua các tín hiệu đói tự nhiên của cơ thể, nó có thể gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố, làm giảm việc sản xuất các hormone ức chế sự thèm ăn.

Vấn đề về tiêu hóa

Nữ chuyên gia cảnh báo rằng việc nghỉ quá lâu giữa các bữa ăn sẽ khiến cơ thể giải phóng phản ứng căng thẳng, có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa và gây tiêu chảy, đau dạ dày, buồn nôn và táo bón. "Điều này là do sự tích tụ axit dạ dày trong dạ dày, xảy ra khi dạ dày trống rỗng quá lâu", Ashleigh nói.

Vấn đề sức khỏe tâm thần

Bên cạnh sức khỏe thể chất, việc liên tục bỏ bữa cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của bạn.

"Vì cơ thể bạn bắt đầu sản xuất nhiều cortisol hơn, còn được gọi là hormone gây căng thẳng, nên bạn có nhiều khả năng cảm thấy lo lắng, thay đổi tâm trạng và trầm cảm hơn", Ashleigh nói và cho biết thêm bạn cũng có nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống cao hơn.

Bỏ bữa sẽ làm bạn dễ cáu gắt và ăn nhiều hơn vào bữa tiếp theo.

Bỏ bữa sẽ làm bạn dễ cáu gắt và ăn nhiều hơn vào bữa tiếp theo.

Thay đổi tâm trạng thường xuyên

Báo điện tử VTV.vn dẫn lại nội dung bài viết trên tờ Boldsky cho biết, khi cơ thể bạn không nhận đủ chất dinh dưỡng do bỏ bữa ăn, chức năng cảm xúc của bạn sẽ thay đổi và do lượng đường trong máu biến động, cơ thể sẽ trở nên cáu kỉnh và buồn thảm. Sự thay đổi tâm trạng thường xuyên cản trở chức năng của não bạn.

Nhức đầu và mệt mỏi

Việc bỏ qua bữa ăn có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn, điều đó có thể làm cơ thể bạn giải phóng hormone làm hẹp động mạch và tăng huyết áp. Do đó, bạn có thể gặp phải chứng nhức đầu, mệt mỏi và buồn nôn.

Huyết áp dao động

Bỏ qua các bữa ăn kích thích cơ thể tiết ra hormone để bù lại lượng đường huyết thấp. Điều này ảnh hưởng đến huyết áp và cũng có thể làm hẹp động mạch trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Việc kiêng cữ trong ăn uống với người mỡ máu cao không chỉ là giảm chất béo, thịt động vật mà cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng đường, tinh bột nhanh từ trái cây, các loại bánh ngọt, hạn chế bia rượu...