Lưu ý sử dụng thuốc khi mang thai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong nửa cuối của chu kỳ kinh nguyệt, để an toàn nên tránh dùng thuốc vì có nhiều loại đào thải chậm, đến khi thụ thai thì thuốc còn giữ lại trong cơ thể mẹ, gây ảnh hưởng xấu cho thai.
 

Sử dụng thuốc trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu đến thai nhi.
Sử dụng thuốc trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu đến thai nhi.

PGS. TS. dược sĩ Nguyễn Hữu Đức, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, cho biết thuốc được sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu.

Theo dược sĩ Đức, thời gian từ khi thụ thai đến khi đứa trẻ được sinh ra gọi là thời kỳ bào thai, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn phát triển phôi thai gồm 3 tháng đầu của kỳ thai, dành cho sự tượng hình và biệt hóa các bộ phận của bào thai, bào thai chưa có hình dạng đầy đủ. Do đó, trong khoảng thời gian này nếu dùng thuốc có tác dụng cản trở sự tượng hình và biệt hóa, như một số thuốc an thần, một số thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc chống ung thư... có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh.

Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào như tim, mạch máu, đầu, mặt, bộ phận tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, xương, cơ, các chi... Trước đây đã có hàng nghìn phụ nữ châu Âu sinh ra quái thai cụt chi do đã uống thuốc an thần Thalidomid trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Từ tháng thứ tư trở đi, giai đoạn phát triển nhau thai, bào thai đã tượng hình và chỉ còn việc phát triển, tăng trưởng thì một số thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến các cơ quan sau này của trẻ do có độc tính đối với các mô đang phát triển của bào thai. Ví dụ kháng sinh Tetracylin ảnh hưởng xấu đến mô xương và răng, thuốc kháng sinh thuộc họ aminosid như Streptomycin gây độc tính với cơ quan thính giác và thận. Ngay trước khi trở dạ, một số thuốc vẫn có thể tác động đến thai nhi, như Morphin, Reserpin...

Dược sĩ Đức nhấn mạnh, trước đây người ta tin rằng nhau thai là hàng rào bảo vệ thai nhi nhưng nay quan niệm đó không còn nữa. Nhiều thuốc có thể qua nhau thai dễ dàng, theo cơ chế khuếch tán thụ động để tác động đến thai nhi. Chỉ có một số ít thuốc vận chuyển chủ động qua lớp màng của nhau thai.

Tốt nhất là không nên dùng thuốc đối với phụ nữ có thai. Tuy nhiên vẫn có trường hợp phải dùng thuốc, nếu không dùng chữa bệnh cho thai phụ thì sẽ nguy hiểm cho thai nhi. Đó là trường hợp thai phụ bị các bệnh như tăng huyết áp, hen suyễn, tiểu đường, động kinh, một số bệnh nhiễm khuẩn. Trường hợp này bắt buộc dùng thuốc chữa bệnh, nếu không dùng có thể ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi, thậm chí gây ra quái thai.

Đối với phụ nữ có thai, đặc biệt lưu ý những điều sau:

Nếu có thể, tuyệt đối tránh dùng mọi thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Một số thầy thuốc khuyến cáo, phụ nữ còn trong tuổi hoạt động sinh dục, có khả năng thụ thai thì trong nửa cuối của chu kỳ kinh nguyệt, tức là lúc rụng trứng cho đến khi có kinh cần tránh dùng mọi thứ thuốc. Bởi vì có nhiều thứ thuốc có tính tích lũy, đào thải rất chậm ra khỏi cơ thể, khi uống lúc chưa thụ thai nhưng đến khi thụ thai thì thuốc còn giữ lại trong cơ thể người mẹ gây ảnh hưởng xấu cho thai.

Nếu cần thiết phải dùng thuốc chữa bệnh, đặc biệt có những bệnh như trình bày ở trên cần dùng thuốc để chữa trị kịp thời thì tốt nhất là đến khám ở bác sĩ để chỉ định thuốc. Khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích sức khỏe của bà mẹ và mức ảnh hưởng đến bào thai để chọn thuốc hiện diện trên thị trường nhiều năm được công nhận là an toàn đối với thai phụ và cho dùng liều thấp nhất có hiệu lực.

Nếu đã có thai mà không biết, lỡ dùng một số loại nguy hiểm thì trong thời gian mang thai, cần khám thai định kỳ để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi kỹ.

Lưu ý một số thuốc phụ nữ có thai không nên dùng:

- Thuốc giảm đau gây nghiện: dextropropropoxyphen.

- Thuốc chống đau nửa đầu: erotamin.

- Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương: barbiturat, benzodiazephin, rượu.

- Thuốc giảm đau chống viêm: aspirin, indomethacin, aproxen...

- Thuốc kháng sinh: các aminoglycosid, cloramphenicol, dapson, rifampicin, quinolon, tetracilin, Co-Trimoxazol...

- Thuốc hạ huyết áp: reserpin, nifedifin, các chẹn Beta, Acei.

- Thuốc lợi tiểu: các Thiazid.

- Thuốc da liễu: Isotretinoinm, vitamin A liều cao, vitamin K liều cao...

- Một số thuốc có thể gây quái thai: thuốc ức chế men chuyển, androgen (danazol), chống động kinh (carbamazepin, phenytoin, acid valproic), thuốc trị ung thư (antineoplastics: cyclophosphamid, methotrexat), isotretinoin diethystillbestrol, idod, lithi, thalidomid, warfarin...

Mai Thương (theo vnexpress)

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.