Lựa chọn sách giáo khoa lớp 1: Băn khoăn đứng giữa... các nhà xuất bản

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Năm học 2020-2021, cả nước sẽ thực hiện đổi mới sách giáo khoa (SGK) chương trình giáo dục phổ thông. Việc lựa chọn SGK sao cho phù hợp, khách quan đang được các trường và phụ huynh rất quan tâm, nhất là phụ huynh có con em chuẩn bị bước vào lớp 1.
Tại hội thảo giới thiệu SGK lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức mới đây, 5 bộ SGK lớp 1 đã ra mắt các đại biểu ở 17 huyện, thị xã, thành phố. Đó là 4 bộ sách của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (Kết nối tri thức với cuộc sống, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, Chân trời sáng tạo) và 1 bộ sách Cánh diều của Nhà Xuất bản Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Ông Hoàng Lê Bách-Tổng Giám đốc Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam-thông tin: “Mỗi bộ sách mang một thông điệp, bản sắc riêng và cụ thể hóa mục tiêu giáo dục toàn diện, chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Đồng thời, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức triển khai sách điện tử, video clip các bài giảng mẫu, hệ thống dữ liệu điện tử để hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục. Bên cạnh việc tổ chức biên soạn các bộ SGK, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đang phối hợp với các sở GD-ĐT tổ chức biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương theo chương trình giáo dục phổ thông mới”.
5 bộ SGK theo chương trình đổi mới được giới thiệu đến các đại biểu. Ảnh: N.T
5 bộ SGK theo chương trình đổi mới được giới thiệu đến các đại biểu. Ảnh: N.T
Sau khi được giới thiệu 5 bộ SGK, đại diện các trường đã tập trung nghiên cứu, thành lập hội đồng lựa chọn SGK phù hợp để triển khai vào thực tế dạy và học. Tuy nhiên, để lựa chọn bộ SGK phù hợp với tình hình địa phương, năng lực học sinh, cách tiếp cận sách… là điều mà nhiều đơn vị còn băn khoăn.
Đến thời điểm này, các trường học trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa vẫn chưa tiếp cận đồng bộ các bộ SGK mới. Điều này gây khó cho giáo viên bởi việc lựa chọn SGK cần phải có thời gian nghiên cứu. Ông Đặng Văn Tuyền-chuyên viên Phòng GD-ĐT huyện Chư Sê-cho hay: “Trên địa bàn huyện có 15 trường tiểu học, 4 trường tiểu học và THCS. Chúng tôi đã nhận được các bộ SGK của 2 nhà xuất bản. Các trường học đang luân phiên tham khảo sách nên các thầy cô chưa xem được trọn vẹn nội dung. Chúng tôi cũng gửi văn bản các đường dẫn SGK điện tử để giáo viên tham khảo nhưng chỉ phù hợp với một số trường học có trang-thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định phù hợp với điều kiện của từng đơn vị thì phải phụ thuộc vào hội đồng thẩm định theo Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT. Hiện chúng tôi đang chờ sự hướng dẫn của Sở GD-ĐT để việc chọn lựa đầu sách đảm bảo hợp lý, đúng quy định”.  
Tương tự, cô giáo Hoàng Thị Thoa (Trường Tiểu học xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang) cho rằng: “Cả giáo viên và học sinh đều chưa có SGK mới để tham khảo nên rất khó đưa ra nhận định, lựa chọn phù hợp. Đối với SGK điện tử càng khó tiếp cận hơn vì ở các điểm trường làng, phụ huynh và học sinh không có điều kiện để vào mạng internet tham khảo. Vì vậy, những bộ SGK mới phải được đưa đến tận tay giáo viên, học sinh, thậm chí dạy thử nghiệm thì mới phát hiện được những ưu, nhược điểm của sách”.
Giáo viên Trường Tiểu học Ngô Mây (xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang) tiến hành tham khảo, nghiên cứu các bộ SGK mới.Ảnh: N.T
Giáo viên Trường Tiểu học Ngô Mây (xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang) tiến hành tham khảo, nghiên cứu các bộ SGK mới. Ảnh: N.T
Để đảm bảo lựa chọn SGK đạt yêu cầu, đúng quy định, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bùi Khoa Nghi đề nghị: Các cơ sở Giáo dục tiến hành lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 theo Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông mà Bộ GD-ĐT mới ban hành đảm bảo đầy đủ các thành phần theo quy định. Hội đồng lựa chọn SGK phải cân nhắc kỹ lưỡng việc lựa chọn bộ sách nào phù hợp với đặc điểm của đơn vị, tình hình thực tế của địa phương mình. Trong quá trình lựa chọn cần lưu ý đến hình ảnh, tranh vẽ, các ngôn từ, câu chữ, văn phong phù hợp với học sinh và phải đảm bảo tính minh bạch, khách quan.
Về phía phụ huynh, chị Huỳnh Thị Minh Thư (thôn Hồ Nước, thị trấn Chư Sê) cũng bày tỏ băn khoăn: “Với những bộ SGK mới, tôi thấy môn Tiếng Việt có nhiều điều còn vướng mắc, như cách phát âm sẽ gây khó khăn cho học sinh, nhất là học sinh dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, bộ sách có yêu cầu sử dụng thiết bị điện tử trong khi cơ sở vật chất các trường có hạn nên rất khó cho việc triển khai nội dung bài học”. Còn chị Bùi Thị Mỹ Linh (18 Lý Tự Trọng, TP. Pleiku) thì nêu quan điểm: “Là phụ huynh có con chuẩn bị bước vào lớp 1, tôi rất quan tâm đến việc đổi mới SGK chương trình giáo dục phổ thông. Nhưng đến thời điểm này, tôi chưa được tiếp cận với các bộ SGK mới nên chưa thể biết được chương trình con mình học sẽ như thế nào. Chỉ mong nhà trường hãy chọn bộ sách có lượng kiến thức đã được giảm tải, nội dung giáo dục phù hợp, cảm quan sinh động, giúp việc tiếp thu bài học của trẻ nhẹ nhàng hơn”.
NGỌC THU

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.