Lên phố cổ sắm hàng hiệu cho người cõi âm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại phố Hàng Mã nhiều mặt hàng đặc biệt dành cho người 'cõi âm' được bày bán rất nhiều vào tháng 7 âm lịch. Trong đó nhiều loại quần áo, túi xách, giày dép được làm theo mẫu và có mang logo của các thương hiệu lớn như: Gucci, Louis Vuitton, Chanel,... với các họa tiết, hoa văn, màu sắc giống y như hàng chính hãng được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng.

Với quan niệm "trần sao âm vậy" việc đốt vàng mã cho người cõi âm đã thành truyền thống của người Việt, cứ đến các ngày lễ Tết, nhà nhà lại chuẩn bị vàng mã để đốt cho người đã khuất. Đặc biệt là vào tháng 7 âm lịch, việc đốt "đồ dùng" lại càng được chú trọng với mong muốn người đã khuất cũng có cuộc sống đủ đầy ở thế giới bên kia.

Nhiều mặt hàng được làm theo mẫu của các nhãn hiệu Gucci, Louis Vuitton,... treo đầy trên kệ hàng

Nhiều mặt hàng được làm theo mẫu của các nhãn hiệu Gucci, Louis Vuitton,... treo đầy trên kệ hàng

Vào thời điểm này, nhiều gia đình có thói quen mua sắm vàng mã, đồ làm lễ cúng cho người đã mất để tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành với tổ tiên và xá tội vong nhân không nơi nương tựa.

túi xách thiết kế cực kỳ tinh xảo

túi xách thiết kế cực kỳ tinh xảo

Ngoài những mặt hàng thường có như giấy vàng mã, xe, nhà, quần áo, tiền âm phủ,… thường thấy từ xưa đến nay, những món "hàng hiệu", "hàng xa xỉ" được làm theo mẫu của các nhãn hiệu tên tuổi nổi tiếng như Chanel, Loius Vuitton, Gucci,.... cũng được chế tác y như thật và bày bán nhiều trên phố Hàng Mã.

Những bộ mĩ phẩm hàng mã được làm với mẫu mã giống y hàng thật

Những bộ mĩ phẩm hàng mã được làm với mẫu mã giống y hàng thật

Vì là "hàng hiệu" được chế tác tinh xảo giống y như thật nên giá thành cũng cao hơn một chút so với những mặt hàng thông thường. Được biết, mỗi sản phẩm "hàng hiệu" có giá giao động từ 50.000 - 150.000 đồng/bộ tùy kích thước. Ngoài ra còn có các bộ nước hoa, mỹ phẩm dành cho người "cõi âm" mang tên thương hiệu Chanel, Ohui,... đựng trong những hộp sang trọng.

Theo bà Thảo - một chủ cửa hàng tại phố Hàng Mã cho hay: "Những sản phẩm này nhiều năm gần đây rất được người dân chuộng. Nhiều người khi còn sống thích dùng đồ hiệu nên khi qua đời, người thân cũng muốn đốt cho họ những món đồ như vậy với mong muốn họ ở thế giới bên kia có một cuộc sống đủ đầy, được an ủi."

Ngoài những món "hàng hiệu", tại phố Hàng Mã cũng không thiếu những "nhà lầu", "xe sang", "đồ điện tử",...đang đợi để được gửi sang "thế giới bên kia".

Ngoài những món "hàng hiệu", tại phố Hàng Mã cũng không thiếu những "nhà lầu", "xe sang", "đồ điện tử",...đang đợi để được gửi sang "thế giới bên kia".

Chị Minh Hạnh (Hàm Long, Hà Nội) vừa mua một lô những quần áo, giày dép, túi xách, nhà, ô tô để chuẩn bị đem về cúng lễ và đốt cho người mẹ mới mất cách đây không lâu, chị cho biết: "Mình cảm thấy lựa chọn những món vàng mã kiểu cách hơn một chút không phải để khoa trương, màu mè. Mặc dù mẹ mình đã khuất nhưng mình vẫn muốn gửi đến cho bà những món đồ tốt nhất giống như những gì bà vẫn dành cho con cho cháu khi còn sống. Mình cảm thấy đấy là một cách để bày tỏ lòng biết ơn đối với người đã có công sinh thành dù họ không còn nữa và cũng là cách để xoa dịu nỗi đau mất người thân."

Vừa chọn một lô đồ hàng mã để về "lập đàn" cúng, anh Hùng (Long Biên) cho biết tháng 7 âm lịch này có rất nhiều gia đình tìm đến thầy cúng nhờ lập đàn để xá tội vong nhân. Được biết có những gia đình có điều kiện sẵn sàng chi hàng chục thậm chí hàng trăm triệu để mua lễ vật lập đàn trong đó vàng mã cũng chiếm phần lớn.

Từ xa xưa, khi nghề sản xuất vàng mã chưa phát triển, những món đồ đốt vào Rằm tháng 7 thường được các gia đình mua giấy màu về cắt kiểu tượng trưng. Cách làm này không quá tốn kém mà vẫn thể hiện được lòng thành, tâm nguyện của người sống.

Khi cuộc sống ngày càng phát triển, hàng mã cũng dần trở nên sẵn và đa dạng hơn, tinh xảo hơn, đáp ứng được mục đích của người mua. Tuy nhiên việc đốt vàng mã không nên sa đà gây lãng phí, tốn kém.

Có thể bạn quan tâm

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…