Lao động thất nghiệp sập bẫy đa cấp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Thất nghiệp, nhiều người lao động ở TP.HCM gọi vào số điện thoại trên các bài viết tuyển dụng “việc nhẹ lương cao”, hội nhóm mạng xã hội để xin việc để rồi sập bẫy đa cấp biến tướng và bị lừa hàng trăm triệu đồng.
Gần đây, Báo Thanh Niên liên tục nhận được phản ánh về hoạt động của các công ty đa cấp biến tướng dùng nhiều chiêu thức tinh vi để lừa đảo người lao động (NLĐ) đang thất nghiệp đi xin việc. Các nạn nhân phải vay mượn, cầm cố tài sản, bỏ ra hàng trăm triệu đồng đầu tư vào công ty đa cấp biến tướng.
Núp bóng tuyển dụng
Trên các hội nhóm mạng xã hội hiện nhan nhản các bài viết tuyển dụng nhân viên văn phòng, siêu thị, quản lý… với mức lương hấp dẫn. Khi NLĐ liên hệ thì được hướng dẫn đến địa điểm để phỏng vấn rồi dẫn dắt, gạ gẫm mua các gói sản phẩm từ vài chục đến vài trăm triệu đồng và tham gia đường dây đa cấp. Hầu hết nạn nhân là NLĐ nghèo, thất nghiệp...
Tiếp xúc với PV Thanh Niên, chị N.T.V (23 tuổi, quê Đồng Tháp) bức xúc cho hay chị vừa thoát khỏi đường dây đa cấp biến tướng ở Q.Tân Phú (TP.HCM) và chấp nhận mất hơn 140 triệu đồng. Theo chị V., học hết cấp 3, chị từ quê lên TP.HCM xin vào làm công nhân cho một công ty tại Q.Bình Tân. Vì công việc quá nặng nhọc nên chị V. xin nghỉ, tìm việc khác làm. Chị lên các hội nhóm trên mạng xã hội và thấy bài viết đăng tuyển nhân viên siêu thị mức lương từ 8 - 10 triệu đồng/tháng. Chị V. gọi điện và được hướng dẫn đến Chi nhánh Tân Phú (số 226/1 Lê Trọng Tấn, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú) của Công ty TNHH Caster City VN (viết tắt Công ty Caster City, đường Nguyễn Văn Quá, P.Đông Hưng Thuận, Q.12) phỏng vấn. Khi đến đây, chị V. bị nhân viên tư vấn dụ dỗ mua gói sản phẩm 12,75 triệu đồng của Công ty Caster City. Sau đó, chị tiếp tục bị các nhân viên tại đây thuyết phục đầu tư 11 gói sản phẩm (12,75 triệu đồng/gói) để được “lên làm quản lý, chia lợi nhuận cao”. Sau đó, vì nhận thấy nhiều thứ không như phía công ty cam kết nên chị V. rút ra, chấp nhận mất 140 triệu đồng mua sản phẩm.

Người lao động tên Th.(ngụ TP.Thủ Đức) sau khi đầu tư đủ đơn hàng được tiếp nhận vào làm việc.
Người lao động tên Th.(ngụ TP.Thủ Đức) sau khi đầu tư đủ đơn hàng được tiếp nhận vào làm việc.
Tương tự, chị H. (33 tuổi, quê Kiên Giang) cũng lên TP.HCM tìm việc. Trong lúc thất nghiệp, chị thấy thông tin tuyển dụng quản lý nên gọi điện tìm hiểu và lại được hướng dẫn đến Chi nhánh Tân Phú của Công ty Caster City phỏng vấn. Tại đây, chị H. bị dẫn dụ đầu tư 21 gói sản phẩm với tổng giá trị 315 triệu đồng rồi mới được nhận làm công việc “tư vấn”, thực chất là dụ dỗ những người đi tìm việc khác. Theo chị H., sau khi vào làm việc, thấy cách làm không đàng hoàng, không đúng lương tâm vì phải luôn nghĩ cách để dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp nên chị nghỉ việc. “Các bài tuyển dụng làm nhân viên siêu thị, quản lý chủ yếu để đánh lừa người tìm việc. NLĐ đến điểm hẹn thì nhân viên tại đây dùng các biện pháp tâm lý, chiêu trò lừa, lôi kéo NLĐ phải đi vay mượn từ vài chục đến trăm triệu đồng đầu tư tham gia mạng lưới đa cấp”, chị H. nói.
Đồng cảnh ngộ, bà T.K.H (52 tuổi, ngụ Q.6) cũng đã dính vào đường dây đa cấp khi đi phỏng vấn xin việc quản lý ở Chi nhánh Tân Phú của Công ty Caster City và chấp nhận mất gần 700 triệu đồng đầu tư mua sản phẩm.

Chị H. nhắn tin cho Thái (người đứng đầu hệ thống) để đòi tiền doanh số bán hàng
Chị H. nhắn tin cho Thái (người đứng đầu hệ thống) để đòi tiền doanh số bán hàng.
Tan cửa nát nhà
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, nhiều người đã phải gánh nợ, bán nhà, gia đình tan vỡ sau khi đi phỏng vấn “việc nhẹ lương cao” và bị dẫn dắt vào đa cấp biến tướng. Để có tiền trả nợ, những người này chỉ còn cách đi gạ gẫm khách hàng đưa về công ty, kiếm tiền hoa hồng, để gỡ gạc lại vốn đã đầu tư.
Chị H. (NLĐ quê Kiên Giang nói trên) kể lúc đầu chị được nhân viên tư vấn, hướng dẫn mua gói sản phẩm gồm nước giặt và thực phẩm chức năng với tổng số tiền 12,75 triệu đồng để được làm việc. Sau đó, chị H. tiếp tục đầu tư thêm 21 gói sản phẩm, trị giá 315 triệu đồng để lên cấp quản lý, được chia hoa hồng cao hơn. Thế nhưng, vào làm việc, chị H. nhận thấy công việc không phải bán sản phẩm mà dùng các chiêu thức lừa người khác đầu tư đa cấp. Chính vì việc này, chị H. đã chấp nhận nghỉ việc và mất số tiền đầu tư trước đó. “Mình không chấp nhận tư vấn sai sự thật, nói dối để lôi kéo người khác vào đa cấp lừa đảo. Lương tâm mình không cho phép nên chấp nhận mất tiền và xin nghỉ”, chị H. nói.

Chị H. nhắn tin cho quản lý tên Diễm đòi tiền doanh số mỗi tháng.
Chị H. nhắn tin cho quản lý tên Diễm đòi tiền doanh số mỗi tháng.
Cũng theo chị H., 315 triệu đồng là số tiền tiết kiệm mà chị đã giấu chồng đầu tư vào đa cấp. Khi chồng chị H. phát hiện, hai vợ chồng mâu thuẫn và dẫn đến ly hôn. “Hối hận lớn nhất của mình là giấu chồng đem tiền tiết kiệm đầu tư vào đa cấp. Để rồi mất tiền, gia đình phải ly tán, hai đứa con phải cực khổ”, chị H. buồn bã. Theo chị H., hiện bẫy đa cấp biến tướng dưới hình thức tuyển dụng “việc nhẹ lương cao” để đánh vào NLĐ thất nghiệp, sinh viên làm việc thêm, diễn ra tràn lan trên mạng xã hội. “Mọi người đi xin việc lưu ý, khi đến phỏng vấn mà người tư vấn về sản phẩm, văn hóa công ty, khoe sự giàu có, thành đạt của cấp trên, bắt mua sản phẩm từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng thì đó là đa cấp biến tướng lừa đảo” chị H. chia sẻ.

Hóa đơn chị H. mua hàng hơn 300 triệu đồng của Công ty Caster City. Ảnh: C.T.V
Hóa đơn chị H. mua hàng hơn 300 triệu đồng của Công ty Caster City. Ảnh: C.T.V
Tương tự, chị N.T.V (quê Đồng Tháp) kể 140 triệu đồng đầu tư vào đường dây đa cấp nói trên là số tiền phải đi vay mượn khắp nơi mới có được. Trong đó, chị V. nói dối, nhờ bố mẹ vay mượn 100 triệu đồng của người trong dòng họ dưới quê; 40 triệu là vay trên ứng dụng của các công ty tài chính. “Mình đầu tư vào đường dây đa cấp này và phải đi làm không có lương. Ngày nào cũng đến công ty để kiếm khách, tư vấn sai sự thật, lừa NLĐ vào đa cấp. Dùng tất cả các thủ đoạn, chiêu trò để moi được tiền NLĐ đầu tư vào đây thì mới có hoa hồng để lấy lại vốn”, chị V. nói. Sau khi chấp nhận rời bỏ, chị V. phải làm đủ thứ việc kiếm tiền trả nợ cho người thân và các công ty tài chính.
Bà T.K.H ( 52 tuổi, ngụ Q.6) đã phải bán nhà trả nợ sau khi bị lừa đầu tư vào đường dây đa cấp tại Q.Tân Phú. Bà kể trong nước mắt mình sống độc thân, nuôi mẹ già. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, công việc không ổn định, trong lúc đi tìm việc làm thì bà lại bị nhân viên tư vấn Chi nhánh Tân Phú của Công ty Caster City dụ dỗ vào đường dây đa cấp. Bà T.K.H đem giấy tờ nhà thế chấp ngân hàng, vay 700 triệu đồng đầu tư. Sau thời gian làm việc, bà T.K.H nhận thấy có nhiều dấu hiệu lừa đảo nhắm vào NLĐ thất nghiệp nên bỏ việc, đành chịu mất số tiền lớn.
Trước những bi kịch của những nạn nhân thất nghiệp còn bị lừa đảo, PV Thanh Niên đã nhập vai NLĐ xin vào Chi nhánh Tân Phú của Công ty Caster City làm việc, để lật tẩy chiêu trò của đường dây đa cấp biến tướng này. (còn tiếp)
Theo Công Nguyên - Phan Thu Hoài (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.